Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011)

+17
duc&nhung
lopk5a-phamthanhduy
dtmt_k5A_phunganhtu
nguyenthebao88
phanthanh
humgquan
tranphuong16691
vinhkhang
hoangdtmt86
vanphong1990
minhchinguyen_dtmt
quanghiep_93
nhom9
dtmtk5a
trankiet0701
huytinh2012
admin
21 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011)

Bài gửi  admin Mon Jan 09, 2012 8:51 pm

Các bạn download bài tập từ link bên dưới
Click vào đây để tải bài tập

Hướng dẫn :
-Các bạn đọc 2 bài giảng 5.1 va 5.2 phần tìm kiếm trên Internet.
-Hướng dẫn sử dụng "mediafire.com" và Post bài lên diễn đàn
<-- Click vào đây để tải -->

Nộp câu trả lời trong Topic này!

NỘI DUNG TRẢ LỜI NHƯ SAU :
Họ và Tên : .....................
Câu 1 : Link download
Câu 2 : Link download
...
Câu 15 : Link download


Được sửa bởi admin ngày Tue Jan 10, 2012 6:25 pm; sửa lần 2.
admin
admin
Admin

Tổng số bài gửi : 64
Points : 196
Join date : 30/07/2010
Age : 37

https://dtmt.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty Đáp án bài kiểm tra

Bài gửi  admin Mon Jan 09, 2012 9:32 pm

Họ và Tên : Nguyễn văn A
Câu 1 : http://www.mediafire.com/?jfw29dyjc0a9cxb
admin
admin
Admin

Tổng số bài gửi : 64
Points : 196
Join date : 30/07/2010
Age : 37

https://dtmt.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty dap an bai kiem tra

Bài gửi  huytinh2012 Thu Jan 12, 2012 9:54 am



Được sửa bởi huytinh2012 ngày Thu Jan 12, 2012 1:12 pm; sửa lần 6.

huytinh2012

Tổng số bài gửi : 18
Points : 31
Join date : 12/01/2012
Age : 36
Đến từ : Q.BÌNH THẠNH

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty đáp án bài kiểm tra

Bài gửi  trankiet0701 Thu Jan 12, 2012 10:12 am



Được sửa bởi trankiet0701 ngày Thu Jan 12, 2012 3:43 pm; sửa lần 5.
trankiet0701
trankiet0701

Tổng số bài gửi : 12
Points : 14
Join date : 12/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty Đáp án kiểm tra

Bài gửi  nhom9 Thu Jan 12, 2012 10:41 am

họ và tên: Nguyễn Đình Chiến
Phạm Quốc Tuấn
Cao hoài Ân
http://www.mediafire.com/?0k57my0gz2mcycz

nhom9

Tổng số bài gửi : 8
Points : 8
Join date : 12/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty đáp án bài kiểm tra

Bài gửi  quanghiep_93 Thu Jan 12, 2012 11:32 am



Được sửa bởi quanghiep_93 ngày Thu Jan 12, 2012 2:33 pm; sửa lần 16.

quanghiep_93

Tổng số bài gửi : 6
Points : 9
Join date : 12/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty dap an bai kiem tra

Bài gửi  vanphong1990 Thu Jan 12, 2012 11:58 am



Được sửa bởi vanphong1990 ngày Thu Jan 12, 2012 1:18 pm; sửa lần 6.

vanphong1990

Tổng số bài gửi : 3
Points : 3
Join date : 12/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty I

Bài gửi  minhchinguyen_dtmt Thu Jan 12, 2012 1:44 pm

M


Được sửa bởi minhchinguyen_dtmt ngày Thu Jan 12, 2012 1:53 pm; sửa lần 1.

minhchinguyen_dtmt

Tổng số bài gửi : 8
Points : 8
Join date : 12/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty Re: BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011)

Bài gửi  minhchinguyen_dtmt Thu Jan 12, 2012 1:45 pm

NGUYỄN THANH HOANG


Được sửa bởi minhchinguyen_dtmt ngày Thu Jan 12, 2012 2:23 pm; sửa lần 3.

minhchinguyen_dtmt

Tổng số bài gửi : 8
Points : 8
Join date : 12/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty Re: BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011)

Bài gửi  phanthanh Thu Jan 12, 2012 1:53 pm

minhchinguyen_dtmt đã viết:TÊN: NGUYỄN MINH CHÍ
LỚP: k5a



phanthanh

Tổng số bài gửi : 33
Points : 40
Join date : 07/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty PHAN VAN THANH LỚP: K5A khoa đtmt

Bài gửi  phanthanh Thu Jan 12, 2012 2:18 pm

Cau 1: thong tin hang microsoft
Microsoft là Tập đoàn sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Khởi đầu (năm 1975), Microsoft được thành lập bởi sự cộng tác của hai người bạn là Bill Gates và Paul Allen với mục tiêu là hướng Tập đoàn tới thống trị nền công nghiệp phần mềm.
Trong suốt hơn 20 năm qua, Tập đoàn Microsoft đã tăng trưởng không ngừng với một tốc độ đáng kinh ngạc, luôn nhận được sự chú ý cũng như sự ngưỡng mộ của công chúng. Nhiều thanh niên Mỹ tìm cách bắt chước con đường Bill Gates đã đi, kể cả việc bỏ học giữa chừng!
Microsoft chỉ tuyển những người có năng lực thực sự, có niềm say mê, sáng tạo trong công việc. Rất nhiều người trong số những người được tuyển vào làm việc tại Microsoft đều tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng tốt nhất, nổi tiếng nhất, một số khác thì được đào tạo theo chuyên ngành máy tính tốc độ cao.
Năm 1979, với tổng số 25 nhân công, một vài sản phẩm ngôn ngữ máy tính mới và doanh thu hàng năm đạt khoảng 2,5 triệu USD, Microsoft đã xin được giấy phép sử dụng hệ điều hành UNIX và phát triển hệ XENIX – Hệ điều hành cho máy tính thu nhỏ. Lúc này, Microsoft đã thực sự phát triển rất mạnh.
Năm 1980, Microsoft phát triển chương trình DOS cho máy tính cá nhân IBM đầu tiên. Đây là bước đột phá cho sự thành công của Microsoft trong thế giới công nghệ thông tin. Hệ điều hành của Microsoft sớm trở thành tiêu chuẩn của nền công nghiệp này. Thị phần của Microsoft liên tục được mở rộng.
Năm 1981 lại là một bước đột phá khác cho Microsoft. Microsoft được tái tổ chức lại như một tập đoàn cổ phần. Mỗi nhân công có quyền mua cổ phần của Microsoft. Đây cũng được coi là một năm đầy may mắn khi Microsoft đã gặt hái được nhiều thành công, khi máy tính cá nhân IBM đã được công bố và phát hành phần mềm đầu tiên về MS-DOS.
Năm 1986, Microsoft đã phát triển đội ngũ nhân viên lên tới 1.200 người và doanh thu đạt tới 197 triệu USD, trở thành Tập đoàn thương mại lớn và Bill Gates trở thành nhà tỷ phú trẻ tuổi nhất trên thế giới. Nhân công sẵn sàng mua cổ phiếu của Microsoft, ngay cả khi họ chưa biết mua chúng sẽ mang lại lợi nhuận hay không. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, rất nhiều người trong số họ đã trở nên giầu có. Vì vậy, đội ngũ nhân viên rất trung thành với Microsoft.


Bill Gates được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sỹ
Năm 1988, tên tuổi của Microsoft đã được cả thế giới biết đến. Đây là Tập đoàn phần mềm đầu tiên trên thế giới đạt được doanh thu hàng năm hàng trăm triệu USD, Bill Gates đã trở thành người giầu nhất nước Mỹ.
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tổng doanh thu của Microsoft đã đạt trên 500 triệu USD/năm. Microsoft đã vượt qua các đại gia: General Electric, IBM…(là những công ty cũng có thị trường đã nhận được cổ phiếu xanh từ rất lâu trước Microsoft) để trở thành Tập đoàn lớn nhất về công nghệ cao trên thế giới, đến mức mà trên thực tế, Hệ thống Tư pháp của Mỹ bắt buộc phải nhảy vào điều tra về các phi vụ cạnh tranh và độc quyền.
Từ lúc Microsoft chỉ là một Công ty ngôn ngữ máy tính, 10 năm sau, Microsoft đã tung ra các hệ điều hành, một số phiên bản của Word và Window 2.0, tham gia vào các dự án cùng IBM để phát triển hệ điều hành cho máy PC, thiết kế phiên bản cho máy PC của Excel, tạo ra các nhãn CD-ROM, bán được tới hàng ngàn con chuột và những người làm việc ở đây trở nên giầu có nhờ các cổ phiếu.


phanthanh

Tổng số bài gửi : 33
Points : 40
Join date : 07/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty phanVan Thanh lớp ka5

Bài gửi  phanthanh Thu Jan 12, 2012 2:23 pm

CÂU 13:
Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất[3] trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) giữa quân đội Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam.
Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này rút ra khỏi Đông Dương, các khu vực thuộc địa ở Châu Phi được cổ vũ cũng đồng loạt nổi dậy. Đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.

[sửa] Kế hoạch của hai bên
[sửa] Kế hoạch Nava
Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 9 năm, thực dân Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường, quân đội của chính phủ Hồ Chí Minh đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao Bắc Lạng... và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc bộ. Nước Pháp hầu như không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh Đông Dương. Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được để chấm dứt cuộc chiến nhưng mặt khác họ muốn duy trì quyền lợi tại Đông Dương. Cuộc chiến sang năm thứ chín đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một "lối thoát danh dự", nếu không muốn dâng Đông Dương cho Mỹ.
Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của tổng chỉ huy. Các lãnh đạo Việt Minh nhận định việc Mỹ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian 1-2 năm. Việt Minh cũng dự đoán, nếu tình hình Triều Tiên tạm ổn định, Mỹ sẽ dồn những nỗ lực chống cộng vào Đông Dương.
Ngày 24 tháng 7 năm 1953, thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam là Nguyễn Văn Tâm được Tổng thống Dwight D. Eisenhower mời sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 7, Eisenhower quyết định dành 400 triệu đô la cho Đông Dương để "tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự". Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.
Pháp bổ nhiệm tổng chỉ huy Henri Navarre sang Đông Dương tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh[cần dẫn nguồn]. Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông Dương gồm hai bước:
• Bước thứ nhất: Thu đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự ở miền Bắc, tập trung một lực lượng cơ động lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với cuộc tiến công của Việt Minh; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam nhằm chiếm đóng ba tỉnh ở đồng bằng Liên khu 5; đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng Quân đội Quốc gia Việt Nam và xây dựng một đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực Việt Minh.
• Bước thứ hai: Từ Thu Đông năm 1954, sau khi đã hoàn thành những mục tiêu trên, sẽ dồn toàn lực ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc Việt Minh phải chấp nhận điều đình theo những điều kiện của Pháp, nếu khước từ, quân cơ động chiến lược của Pháp sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ chủ lực Việt Minh.
Để thực hiện kế hoạch này thực dân Pháp cho tiến hành xây dựng và tập trung lực lượng cơ động lớn, mở rộng quân đội bản địa-Quân đội Quốc gia Việt Nam, càn quét bình định vùng kiểm soát. Thực hành tấn công chiến lược ở vùng Khu V., Navarre được nhà nước Pháp cấp thêm cho 9 tiểu đoàn tinh nhuệ. Điều quan trọng hơn, kế hoạch Nava được Mỹ tán thành. Viện trợ Mỹ tăng vọt, chiếm đại đa số chi phí chiến tranh của Pháp.[4]
Kế hoạch Navarre chỉ gặp trở ngại khi bộ trưởng tài chính Edgar Faure nêu ra việc thực thi kế hoạch phải chi ít nhất là 100 tỉ frăng. Ở Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như Hội đồng Quốc phòng, người ta bàn nên bớt cho Nava nhiệm vụ bảo vệ nước Lào đề ra trong kế hoạch, để giảm bớt chi tiêu. Thống chế Juin, người phát ngôn của các tham mưu trưởng, nhấn mạnh: cần trao cho Bộ Ngoại giao yêu cầu Mỹ và Anh phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu ý Liên Xô và Trung Quốc nguy cơ xung đột quốc tế có thể diễn ra nếu Lào bị chiếm. Navarre đề nghị chinh phủ có quyết định rõ ràng bằng văn bản. Điều đó liên quan mật thiết đến việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau này.
[sửa] Chiến cục Đông-Xuân 1953-54
Trước mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, Pháp đã vượt lên khá xa. Tổng quân số của Pháp là 445.000 người, gồm 146.000 quân Âu Phi (33%) và 299.000 quân bản địa người Việt (67%). Tổng quân số của QĐNDVN là 252.000 người. Như vậy, quân Pháp đông hơn 193.000 người. Riêng quân đội đánh thuê bản xứ của Quốc gia Việt Nam cũng đã đông hơn 47.000 người.
Lực lượng cụ thể 2 bên lúc này như sau:
- Về bộ binh, Pháp có 267 tiểu đoàn. Về pháo binh, Pháp có 25 tiểu đoàn; quân bản địa có 8 tiểu đoàn. Về cơ giới, Pháp có 10 trung đoàn, 6 tiểu đoàn và 10 đại đội; quân bản địa có 1 trung đoàn và 7 đại đội. Về không quân, Pháp có 580 máy bay; quân bản địa có 25 máy bay thám thính và liên lạc. Về hải quân, Pháp có 391 tàu; quân bản địa có 104 tàu loại nhỏ và 8 tàu ngư lôi. Lực lượng QĐNDVN vẫn đơn thuần là bộ binh, gồm 6 đại đoàn, 18 trung đoàn và 19 tiểu đoàn. Về pháo binh, QĐNDVN có 2 trung đoàn, 8 tiểu đoàn và 4 đại đội. Về phòng không, QĐNDVN có 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.
- Tính theo số tiểu đoàn bộ binh, QĐNDVN có tổng cộng 127 tiểu đoàn so với 267 tiểu đoàn của Pháp. Biên chế tiểu đoàn của QĐNDVN là 635 người; biên chế tiểu đoàn Pháp từ 800 - 1.000 người.
Pháp tuy có ưu thế vượt trội về binh lực, nhưng thế trận chiến tranh nhân dân của QĐNDVN đã làm cho Pháp phải phân tán trên khắp các chiến trường. Không những Pháp không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào các đại đoàn chủ lực QĐNDVN trên miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn, thì 185 tiểu đoàn đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Già nửa lực lượng cơ động Pháp, 44 tiểu đoàn, phải tập trung trên miền Bắc để đối phó với chủ lực QĐNDVN. Vào thời điểm này, nếu tính chung trên chiến trường Bắc Bộ, lực lượng QĐNDVN mới bằng 2/3 lực lượng Pháp (76 tiểu đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì lực lượng QĐNDVN đã vượt hơn về số tiểu đoàn (56/44).
Cuối tháng 8 năm 1953, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam báo cáo với Tổng quân ủy một bản kế hoạch tác chiến với bốn nhiệm vụ: 1. Đẩy mạnh chiến tranh du kích ở địch hậu phá tan âm mưu bình định của địch, phá kế hoạch mở rộng quân ngụy Việt. 2. Bộ đội chủ lực dùng phương thức hoạt động thích hợp tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, có thể tác chiến lớn trên chiến trường đồng bằng để rèn luyện bộ đội. 3. Có kế hoạch bố trí lực lượng tiêu diệt địch khi chúng đánh ra vùng tự do. 4. Tăng cường hoạt động lên hướng Tây Bắc (Lai Châu), Thượng Lào và các chiến trường khác để phân tán chủ lực địch.
Trong cuộc họp, chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn."
Theo đó QĐNDVN sẽ mở một loạt chiến dịch tại nhiều vùng để phân tán binh lực địch, không cho quân Pháp co cụm tạo thành một lực lượng cơ động đủ mạnh để xoay chuyển tình thế.
• Trên chiến trường Bắc Bộ, sẽ mở cuộc tiến công lên hướng Tây Bắc, tiêu diệt quân Pháp còn chiếm đóng Lai Châu, uy hiếp quân Pháp ở Thượng Lào.
• Hướng thứ hai, là Trung Lào.
• Hướng thứ ba, là Hạ Lào, đề nghị Quân giải phóng Pathet Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam mở cuộc tiến công vào hai hướng này, nhằm tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai.
• Hướng thứ tư, là bắc Tây Nguyên.
• Vùng tự do ba tỉnh Liên khu 5 sẽ là mục tiêu chính những cuộc tiến công đánh chiếm của Pháp trong mùa khô này, cần chuẩn bị sẵn sàng đón đánh.
[sửa] Thiết lập "Con nhím" Điện Biên Phủ
Hội chứng Thượng Lào, trong đó có kinh đô Luông Phabăng, luôn luôn ám ảnh Nava. Nếu cả miền Cực Bắc Đông Dương được giải phóng sẽ là một nguy cơ lớn cho cuộc chiến tranh. Nó sẽ mang lại những ảnh hưởng chinh trị tai hại, vì nước Pháp bất lực trong việc bảo vệ các quốc gia liên kết. Tướng Cônhi, tư lệnh Bắc Bộ, nhiệt liệt tán đồng ý kiến này. Cônhi nhấn mạnh: Điện Biên Phủ là một căn cứ bộ binh - không quân (base aéroterrestre) lý tưởng, là "chiếc chìa khoá" của Thượng Lào.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền tây bắc Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực Việt Minh tấn công và, theo kế hoạch của Pháp, quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát tại đó.
Ngày 2 tháng 11 năm 1953, Nava đã chỉ thị cho Cônhi từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11, chậm nhất là ngày 1 tháng 12, phải đánh chiếm Điện Biên Phủ để thiết lập một điểm ngăn chặn bảo vệ cho Thượng Lào.
Cuộc hành binh đánh chiếm Điện Biên Phủ có bí danh là "Hải ly" (Castor). Từ ngày 20 tới ngày 22 tháng 11 năm 1953, Pháp đã ném xuống cánh đồng Mường Thanh 6 tiểu đoàn dù, khoảng 4.500 quân.
Ngày 3 tháng 12 năm 1953 Nava đã quyết định "chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ". Phương Tây coi đây là một sự chuyển hướng có tính chiến lược của Nava, vì Điện Biên Phủ không nằm trong kế hoạch mùa khô 1953 - 1954. Nava vẫn muốn Điện Biên Phủ sẽ làm vai trò "chiếc nhọt tụ độc" trên miền Bắc; đó là cách giúp cho mình rảnh tay để triển khai cuộc tiến công chiến lược ở miền Trung theo đúng kế hoạch.
Ngày 7 tháng 12, Đại tá Đờ Cátxtơri được Cônhi và Nava chỉ định chỉ huy tập đoàn cứ điểm, chuẩn bị đương đầu với một cuộc tiến công. Có người hỏi Nava vì sao lại trao quyền chỉ huy Điện Biên Phủ đáng lẽ phải là một viên tướng, cho một đại tá? Nava trả lời: "Cả tôi lẫn Cônhi đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lắm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định: trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Đờ Cát".
Ngày 15 tháng 12, lực lượng Pháp ở Điện Biên Phủ tiếp tục tăng lên 11 tiểu đoàn. Ngày 24 tháng 12, Nava tới Điện Biên Phủ dự lễ Giáng sinh với quân đồn trú. Tại Điện Biên Phủ, một tập đoàn cứ điểm đã xuất hiện, chạy suốt chiều dài cánh đồng Mường Thanh, hai bên bờ sông Nậm Rốm.
[sửa] Quyết tâm của Việt Nam
Về phía Việt Nam, kể từ sau năm 1950 do nối thông biên giới với Trung Quốc, lại được sự viện trợ quân sự to lớn của Trung Quốc và Liên Xô, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã lớn mạnh rất nhiều, với các sư đoàn (đại đoàn) bộ binh và các trung đoàn pháo binh, công binh đã có kinh nghiệm đánh tiêu diệt cấp tiểu đoàn của quân Pháp trong phòng ngự kiên cố.
Bộ chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam nhìn nhận trận Điện Biên Phủ như cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để từ đó chấm dứt kháng chiến trường kỳ, và đã chấp nhận thách thức của quân Pháp để tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là trận quyết chiến chiến lược của QĐNDVN. Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm: "Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương."
Thời gian hoạt động ở Tây Bắc sẽ chia làm hai đợt:
• Đợt 1: Sư đoàn 316 tiến hành đánh Lai Châu và kết thúc vào cuối tháng 1 năm 1954. Sau đó, bộ đội nghỉ ngơi, chấn chỉnh một thời gian khoảng 20 ngày, tập trung đầy đủ lực lượng để đánh Điện Biên Phủ.
Đợt 2: Tiến công Điện Biên Phủ. Thời gian đánh Điện Biên Phủ ước tính 45 ngày. Nếu Pháp không tăng cường thêm nhiều quân, có thể rút ngắn hơn. Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4 năm 1954. Đại bộ phận lực lượng sẽ rút, một bộ phận ở lại tiếp tục phát triển sang Lào cùng với bộ đội Lào uy hiếp Luông Phabăng


phanthanh

Tổng số bài gửi : 33
Points : 40
Join date : 07/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty PHAN VAN THANH LỚP: K5A khoa đtmt

Bài gửi  phanthanh Thu Jan 12, 2012 2:46 pm

Tiểu sử


Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica của Newton
Isaac Newton sinh ra tại một ngôi nhà ở Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, Anh, vào ngày 25 tháng 12 năm 1642 (4 tháng 1, 1643 theo lịch mới). Ông chưa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông, một nông dân cũng tên là Isaac Newton, mất trước khi ông sinh ra không lâu. Sống không hạnh phúc với bố dượng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đình. May mắn là do không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi bố dượng mất, ông tiếp tục được cho học đại học (trường Trinity College Cambridge) sau phổ thông vào năm 1661, sử dụng học bổng của trường với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học phí.
Mục tiêu ban đầu của Newton tại Đại học Cambridge là tấm bằng luật sư với chương trình nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học của Descartes, thiên văn học của Galileo và cả quang học của Kepler. Ông đã viết trong thời gian này: "Plato là bạn của tôi, Aristotle là bạn của tôi, nhưng sự thật mới là người bạn thân thiết nhất của tôi". Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách, đặc biệt là từ sau năm 1663, gồm các cuốn Elements của Euclid, Clavis Mathematica của William Oughtred, La Géométrie của Descartes, Geometria a Renato Des Cartes của Frans van Schooten, Algebra của Wallis và các công trình của François Viète.
Ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp, năm 1630, ông phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Hai năm này chứng kiến một loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh.
Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý của Triết lý về Tự Nhiên). Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.
Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, và trường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newton được bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông.
Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705. việc ai phát minh ra vi phân và tích phân, Newton và Lepnic không bao giờ tranh luận cả, nhưng các người hâm mộ lại tranh cãi quyết liệt khiến hai nhà khoa học vĩ đại này cảm thấy xấu hổ. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn.


phanthanh

Tổng số bài gửi : 33
Points : 40
Join date : 07/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty PHAN VAN THANH LỚP: K5A khoa đtmt

Bài gửi  phanthanh Thu Jan 12, 2012 2:49 pm

CÂU 3:
Hai sáng lập viên của Apple là Steve Wozniak và Steve Jobs

Steve Wozniak

Steve Jobs
Trước khi trở thành đồng sáng lập công ty Apple, Steve Wozniak đã từng là một kỹ sư điện tử và năm 1975 ông bắt đầu tham dự vào Homebrew Computer Club.
Vào thời điểm đó tổng quát chỉ có hai hãng xản xuất mikrocomputer-CPU là Intels 8080 giá 179$ và Motorolas 6800 giá 170$. Wozniak ưa chuộng phiên bản 6800, nhưng mà không có ý tưởng cho những sảm phẩm của họ. Vì vậy ông tự thỏa mãn bằng cách xem xét, học hỏi và thiết kế máy vi tính trên giấy, đến khi ông được lời khuyên cho một cái CPU. Đó là một ý tưởng xuất sắc nhất xảy ra cho thị trường máy tính.
Khi MOS Technologiescho ra sản phẩm nổi tiếng 6502 giá 25$ năm 1976. Wozniak đồng thời bắt đầu phát triển một ấn hành BASIC cho con chip này. Khi ông hoàn thành xong, ông bắt đầu thiết kế một chiếc máy vi tính, cho BASIC có thể chạy được. Phiên bản 6502 đã được thiết kế bởi nhiều người, họ cũng là người thiết kế phiên bản 6800, khi rất nhiều người ở Silicon Valley rời khỏi chỗ làm việc để được độc lập. Wozniaks trước bản vẽ máy vi tính yêu cầu chỉ một chút thay đổi mới có thể chạy được con chip mới này.
Ông hoàn thành xong bộ máy và đem nó theo hội nghị Homebrew Computer Club để trình bày hệ thống của mình. Ở đó ông gặp người bạn cũ là Steve Jobs, người rất thích thú về cơ hội buốn bán trong tương lai của những chiếc máy nhỏ này.
[sửa] Thời kỳ đầu: 1976–1980


The Apple I, Apple's first product. Sold as an assembled circuit board, it lacked basic features such as a keyboard, monitor, and case. The owner of this unit added a keyboard and a wooden case.
Apple đã được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak, vàRonald Wayne,[1] để bán bộ sản phẩm máy vi tính cá nhân Apple I. Sản phẩm này được xây dựng bởi Wozniak[5][6] và lần đầu tiên được công bố tạiHomebrew Computer Club.[7] Apple I được bán bao gồm bo mạch chủ (với CPU, RAM, và chip xử lý đồ họa cơ bản)ít hơn những gì mà chúng ta xem là một sản phẩm máy tính cá nhân hoàn thiện ngày nay.[8] Apple I bắt đầu bán vào tháng 7 năm 1976 với giá thị trường là $666.66 ($NaN vào khoảng 2012 dollars, đã điều chỉnh lạm phát.)Bản mẫu:Inflation-fn[9][10][11][12][13]
Apple đã hợp nhất vào ngày 3 tháng 1 năm 1977[14] mà không có Wayne, ông ta đã bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho Jobs và Wozniak với số tiền là $800. Một nhà triệu phú Mike Markkula đã giúp đỡ bằng những kinh nghiệm kinh doanh thiết yếu và một khoản đầu tư trị giá $250,000 trong suốt giai đoạn non trẻ của Apple.[15][16]
[sửa] Sản phẩm tương lai
• iPhone, iPad và iPod sử dụng năng lượng mặt trời: Apple tích hợp ống quang điện vào trong màn hình cảm ứng để iPhone, iPad và iPod có thể hấp thụ năng lượng mặt trời qua màn hình mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của máy.
• iMac màn hình cảm ứng: Concept thông minh này đem chức năng iPad vào trong hệ thống desktop. Khi màn hình thẳng đứng, iMac chạy hệ điều hành đầy đủ của Apple và được điều khiển bằng chuột, nhưng khi màn hình nằm ngang, hệ thống tự động chuyển sang dùng iOS và biến thành màn hình cảm ứng.
• iBike: iBike là Xe đạp thông minh của Apple không chỉ cho phép xem những thông tin như nhịp tim, tốc độ, khoảng cách,... qua iPod, iPhone mà còn được sử dụng để giao tiếp theo nhóm khi đạp xe cùng với người khác.
• iKey: Sử dụng iPhone thành chìa khóa nhà và xe hơi (hiện nay nhiều người đã sử dụng iPhone thay camera bỏ túi, máy nghe nhạc MP3, thiết bị chơi game,... ).
• iPod Shuffle: Apple sẽ giới thiệu phiên bản iPod Shuffle nhỏ gọn và có thể đeo trên tai (Apple đã thiết kế tai nghe Bluetooth với chức năng playback độc lập - iHeadset).
• Wand Remote: Điều khiển bằng các cử động (gesture) sẽ là giải pháp tiếp theo sau cảm ứng (touch)? Mẫu sáng chế này của Apple giúp Tivi được xuất xưởng kèm thiết bị điều khiển nhận dạng chuyển động như Wiimode.
• Ứng dụng có thể chia sẻ: Apple đang ấp ủ một hệ thống mà các chuyên gia phát triển có thể chọn để xây dựng những ứng dụng cho phép người dùng chia sẻ qua WiFi hoặc Bluetooth.
• Ống kính từ: Apple vẫn dần cải tiến camera cho iPhone nhưng chất lượng chưa thể được như ý. Mẫu sáng chế này cho phép gắn ống kính nam châm macro hay zoom lớn hơn cho thiết bị di động.
• MacBook tích hợp máy chiếu: Ý tưởng thú vị này cho phép người dùng trình chiếu nội dung trong máy lên màn hình lớn hơn mà không cần hệ thống projector độc lập. [17]
[sửa] Những năm tiếp theo
Sau khi trải qua cuộc tranh đấu chức vị giám đốc điều hành với John Sculley giữa năm 1980, Jobs rời khỏi Apple và sáng lập NeXT Computer. Tiếp theo, trong cuộc thử nghiệm để cứu vãn hoạt động của hãng, Apple mua lại NeXT, và lúc này Jobs trở lại vị trí lãnh đạo Apple. Công việc đầu tiên của ông là phát triển iMac, đã cứu sống Apple khỏi cảnh phá sản.
Một máy xáy tay Macintosh, PowerBook được sản xuất bắt đầu vào năm 1990. Những sản phẩm khác của Apple là ProDOS, Mac OS og A/UX, kết nối sản phẩm AppleTalk và chương trình nghe nhạc QuickTime. Những sản phẩm không được trình bày nữa chẳng hạn như Apple Power Mac G4 Cube và Apple Newton.
Những sản phẩm mới kết hợp những cái khác Apple AirPort, sử dụng kết nối các loại máy tình khác nhau mà không sử dụng cổng cable. Ngoài ra iBook và G5. Năm 1998 Apple thay đổi thiết kế iMac và phát triển đồng thời sản phẩm Mac OS X.
Apple Computer và sản phẩm PowerBook và sau này là iBook và iMac có thề xem phim và tv. Vào thời điểm đó Apple giới thiệu đoạn phim quảng cáo PowerBook, đoạn phim được láy từ Mission Impossible. Các sản phẩm của Apple còn có các chương trình TV 24 Timer.
Tháng 10 năm 2001, Apple giới thiệu sản phẩm máy nghe nhạc Ipod cầm tay. Phiên bản đầu tiên có ổ đĩa 5 GB, và chứa khoảng 1000 bài hát nhưng khá cồng kềnh và không được mọi người chú ý. Jonathan Ive là người thiết kế, và ông đã nâng cấp các thế hệ Ipod nhiều lần. Năm 2002 Apple thỏa thuận với các hãng ghi âm về việc bán nhạc trên iTunes Music Store. Với gian hàng này mọi người có thể sử dụng để mà ghi đĩa cd, phân chia và chơi nhạc trên ba máy vi tính và tất nhiên chuyển bài hát lên máy nghe nhạc iPod.
Hơn hai triệu bài hát đầu tiên đã được bán trên iTunes Music Store trong vòng 16 ngày; mọi người mua qua máy Macintosh. Chương trình iTunes cũng hoạt động trên Windows.
Năm 2010, Apple đã cho ra mắt dòng sản phẩm đột phá mới với những tính năng phục vụ như cầu giải trí: iPad. iPad có thể nói là "mô hình phóng lớn" của iPhone với những tính năng xem phim, nghe nhạc, đọc e-book, sao lưu hình ảnh được sử dụng với công nghệ cảm ứng siêu đặc biệt. iPad được cải tiến với hơn 150.000 ứng dụng cùng với các tính năng lướt web, dò đường, quản lý tài liệu cá nhân,...
Ngày 04 tháng 10 năm 2011, Apple đã làm một sự kiện để cho ra mắt dòng iPhone 4S.


phanthanh

Tổng số bài gửi : 33
Points : 40
Join date : 07/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty PHAN VAN THANH LỚP: K5A khoa đtmt

Bài gửi  phanthanh Thu Jan 12, 2012 2:50 pm

Cau 2: thong tin hang IBM
IBM được thành lập tại New York vào ngày 15 tháng 6 năm 1911, với tên gọi ban đầu là Computing - Tabulating - Recording Company (Công ty Máy tính, Máy chữ và Ghi âm; C-T-R). C-T-R là sự hợp nhất của các công ty Computing Scale Co. of America, The Tabulating Machine Co., và The International Time Recording Co. of New York. Năm 1924, C-T-R được đổi tên mới là International Business Machines (Công ty Máy móc Kinh doanh Quốc tế - IBM).
Cổ phiếu của IBM (mã thị trường chứng khoán NYSE: IBM)
Cổ phiếu phổ thông của IBM được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York, cũng như trên nhiều thị trường chứng khoán khác tại Mỹ và trên toàn thế giới.


phanthanh

Tổng số bài gửi : 33
Points : 40
Join date : 07/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty PHAN VAN THANH LỚP: K5A khoa đtmt

Bài gửi  phanthanh Thu Jan 12, 2012 2:51 pm

Cau 4: tieu su nha bac hoc Albert Einstein
Albert Einstein (phát âm /ˈælbərt ˈaɪnstaɪn/; Tiếng Đức: [ˈalbɐt ˈaɪ̯nʃtaɪ̯n] ( nghe)) (14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Đức – Do Thái. Ông được coi là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Và người ta gọi ông là cha đẻ của vật lý hiện đại. [1] Ông nhận giải Nobel về vật lý năm 1921 "vì những đóng góp cho vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá của ông về định luật quang điện."[2] Ông được tạp chí Times phong là "Người đàn ông của thế kỷ". Ông là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX và một trí thức lỗi lạc nhất trong lịch sử.
Ông có rất nhiều đóng góp cho vật lý và đặc biệt thành tựu nổi bật nhất là thuyết tương đối, thực tế bao gồm thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng, cơ sở của vũ trụ học, giải thích chuyển động của điểm cận nhật sao Thủy, tiên đoán sự lệch ánh sáng, định lý nhiễu loạn hao tán mà giải thích chuyển động Brown của các phân tử, lý thuyết photon và lưỡng tính sóng hạt, lý thuyết lượng tử của chuyển động nguyên tử trong chất rắn, khái niệm năng lượng điểm không, phiên bản bán cổ điển của phương trình Schrödinger, và lý thuyết lượng tử của khí đơn nguyên tử với tiên đoán ngưng tụ Bose–Einstein. Năm 1917, ông sử dụng thuyết tương đối rộng để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ.[3]
Trước nguy cơ chiến tranh thế giới lần hai, Einstein đã gửi một lá thư đến tổng thống Franklin D. Roosevelt cảnh báo nguy cơ nước Đức có thể phát triển một loại vũ khí nguyên tử. Kết quả là Roosevelt đã ủng hộ chương trình nghiên cứu uranium và dự án Manhattan bí mật, đưa nước Mỹ trở thành nước duy nhất sở hửu vũ khí nguyên tử trong thời gian xảy ra chiến tranh.
Einstein đã công bố hơn 300 nghiên cứu khoa học cùng với hơn 150 đề tài ngoài khoa học khác, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều trường đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ[3]; ông cũng viết nhiều về các chủ đề chính trị và triết học khác nhau như chủ nghĩa xã hội và quan hệ quốc tế.[4] Với tài năng khiêm nhường bậc nhất của ông nên tên gọi "Einstein" đã trở thành đồng nghĩa với từ thiên tài.[5]


phanthanh

Tổng số bài gửi : 33
Points : 40
Join date : 07/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty PHAN VAN THANH LỚP: K5A khoa đtmt

Bài gửi  phanthanh Thu Jan 12, 2012 2:53 pm

CÂU 5:
TIỂU SỬ NHÀ KHOA HỌC GALILEO GALILEI
Galileo Galilei (phát âm: Ga-li-lê-ô Ga-li-lê; 15 tháng 2 năm 1564[4] – 8 tháng 1 năm 1642)[1][5] là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus. Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại",[6] "cha đẻ của vật lý hiện đại",[7] "cha đẻ của khoa học",[7] và "cha đẻ của Khoa học hiện đại."[8] Stephen Hawking đã nói, "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại."[9]
Sự chuyển động của các vật thể tăng tốc đều, được dạy ở hầu hết trong các khóa học về vật lý của các trường trung học và cao đẳng, đã được Galileo nghiên cứu trong chủ đề về chuyển động học. Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm vệc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn.
Sự bênh vực của Galileo dành cho Chủ nghĩa Copernicus đã gây tranh cãi trong đời ông. Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristotle, và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó như một sự thực đã được chứng minh, vì nó chưa được chứng minh theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh.[10] Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc tại gia theo lệnh của Toà án dị giáo La Mã.
Mục lục
• 1 Cuộc đời
• 2 Các phương pháp khoa học
• 3 Thiên văn học
o 3.1 Đóng góp
o 3.2 Tranh cãi về các sao chổi và Người thí nghiệm
o 3.3 Galileo, Kepler và các giả thiết thuỷ triều
• 4 Công nghệ
• 5 Vật lý
• 6 Toán học
• 7 Tranh cãi với Giáo hội
• 8 Các tác phẩm
• 9 Di sản
• 10 Ghi chú
• 11 Danh mục
• 12 Liên kết ngoài

[sửa] Cuộc đời
Galileo sinh tại Pisa (khi ấy là một phần của Lãnh địa công tước Florence), Italia, con cả trong số sáu người con của Vincenzo Galilei, một người chơi đàn luýt và nhà lý luận âm nhạc nổi tiếng, và Giulia Ammannati. Bốn trong số sáu người con sống qua tuổi sơ sinh, và người con út Michelangelo (hay Michelagnolo) trở thành một người chơi đàn luýt và nhà soạn nhạc nổi tiếng.
Tên đầy đủ của Galileo là Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei. Khi ông lên 8, gia đình ông chuyển tới Florence, nhưng ông ở lại cùng Jacopo Borghini trong hai năm.[1] Sau đó ông đi học tại Tu viện Camaldolese ở Vallombrosa, 35 km phía đông nam Florence.[1] Dù khi còn trẻ ông nghiêm túc đi theo con đường tu sĩ, nhưng ông cũng theo học y tại Đại học Pisa theo yêu cầu của cha mình. Ông không hoàn thành khoá học, mà thay vào đó nghiên cứu toán học.[11] Năm 1589, ông được chỉ định làm giáo sư toán tại Pisa. Năm 1591 cha ông mất và ông được giao phó việc chăm lo người em trai Michelagnolo. Năm 1592, ông tới Đại học Padua, dạy địa lý, cơ khí, và thiên văn học cho tới năm 1610.[12] Trong giai đoạn này Galileo đã thực hiện những khám phá quan trọng trong cả khoa học lý thuyết (ví dụ, động học của chuyển động và thiên văn học) và khoa học ứng dụng (ví dụ, sức bền vật liệu, cải tiến kính thiên văn). Các quan tâm của ông gồm nghiên cứu chiêm tinh, mà ở thời tiền hiện đại được xem là liên quan với việc nghiên cứu toán học và thiên văn học.[13]
Dù là một tín đồ sùng đạo của Giáo hội Công giáo Rôma[14], Galileo có ba đứa con ngoài giá thú với Marina Gamba. Họ có hai con gái, Virginia sinh năm 1600 và Livia sinh năm 1601, và một con trai, Vincenzo, sinh năm 1606. Vì là con ngoài giá thú, ông cho rằng các cô con gái của mình không thể lập gia đình. Tương lai duy nhất của họ là tôn giáo. Cả hai cô gái đều được gửi tới nhà dòng kín San Matteo ở Arcetri và sống trọn đời ở đó.[15] Virginia lấy tên Maria Celeste khi vào nhà tu. Bà mất ngày 2 tháng 4 năm 1634, và được chôn cất cùng Galileo tại Basilica di Santa Croce di Firenze. Livia lấy tên Sister Arcangela và ốm đau trong suốt cuộc đời. Vincenzo sau này được hợp pháp hoá và cưới Sestilia Bocchineri.[16]
Năm 1610 Galileo xuất bản một cuốn sách về các quan sát thiên văn của mình với các mặt trăng của Sao Mộc, sử dụng quan sát này để ủng hộ lý thuyết nhật tâm của vũ trụ của Copernicus chống lại thuyết địa tâm Ptolemy và các lý thuyết của Aristote. Năm sau đó, Galileo tới thăm Rome để chứng minh kính viễn vọng của mình trước các nhà triết học và toán học của Học viện Dòng Tên Rôma (Jesuit Collegio Romano), và để họ tự thấy bằng mắt mình sự thực về bốn mặt trăng của sao Mộc.[17] Khi ở Rome ông cũng trở thành một thành viên của Accademia dei Lincei.[18]
Năm 1612, xuất hiện sự chống đối thuyết nhật tâm của vũ trụ đang được Galileo ủng hộ. Năm 1614, từ bục giảng kinh của Vương cung thánh đường Santa Maria Novella, linh mục Tommaso Caccini (1574–1648) lên án các ý kiến của Galileo về sự chuyển động của Trái Đất, cho rằng chúng là nguy hiểm và gần với sự dị giáo. Galileo tới Roma để bảo vệ mình trước những cáo buộc đó, nhưng, vào năm 1616, hồng y Robert Bellarmine đích thân khiển trách Galileo bắt ông không được ủng hộ cũng như giảng dạy thiên văn học Copernicus.[19] Trong năm 1621 và 1622, Galileo đã viết cuốn sách đầu tiên của mình, Người thí nghiệm (Il Saggiatore), được phê duyệt và cho phát hành năm 1623. Năm 1630, ông quay lại Roma để xin giấy phép in cuốn Đối thoại về hai Hệ thống Thế giới, được xuất bản tại Florence năm 1632. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm ấy, ông bị bắt phải ra trước Thánh bộ Giáo lý Đức tin ở Roma.
Sau một phiên xử của giáo hoàng, theo đó ông bị nghi ngờ mạnh mẽ là dị giáo, Galileo bị quản thúc tại gia và các hoạt động của ông bị giáo hoàng kiểm soát. Từ năm 1634 trở về sau, ông sống tại ngôi nhà thôn quê ở Arcetri, bên ngoài Florence. Ông bị mù hoàn toàn năm 1638 và bị chứng thoát vị và mất ngủ đầy đau đớn, vì thế ông được cho phép tới Florence chữa bệnh. Ông tiếp tục tiếp khách cho tới năm 1642, sau khi qua đời vì sốt và chứng tim đập nhanh.[20][21]
[sửa] Các phương pháp khoa học
Galileo đã có những đóng góp cơ bản cho khoa học về chuyển động bằng cách kết hợp một cách sáng tạo giữa toán học và thực nghiệm.[22]. Một đặc trưng nữa của khoa học thời bấy giờ là các nghiên cứu định tính của William Gilbert về điện và từ tính. Cha của Galileo, Vincenzo Galilei, một nghệ sĩ đàn luýt kiêm nhà lý luận âm nhạc, đã tiến hành các thực nghiệm thiết lập nên hệ thức phi tuyến tính có thể được xem là cổ xưa nhất trong vật lý học: đối với một dây đàn dược kéo căng, cao độ sẽ biến thiên theo căn bặc hai của độ căng.[23] Những quan sát này dựa trên nền tảng trước đó của Pythagore và những người theo thuyết của ông trong lĩnh vực âm nhạc, họ cũng đồng thời là những người chế tạo nhạc cụ, đó là: chia nhỏ dây đàn theo một số nguyên thì sẽ tạo ra một thang âm hài hoà. Như vậy, trong một chừng mực nào đó, toán học đã có một mối quan hệ lâu đời với vật lý và âm nhạc, và Galileo trẻ tuổi đã nhận thấy những quan sát của cha mình được khai triển dựa trên truyền thống đó.[24].
Có lẽ Galileo là người đầu tiên phát biểu một cách rõ ràng rằng các quy luật của tự nhiên đều liên quan đến toán học. Trong cuốn The Assayer (Người Thí nghiệm) ông viết "Triết học được viết trong cuốn sách lớn này, vũ trụ... Nó được viết bằng ngôn ngữ của toán học, ký tự của nó là những hình tam giác, hình tròn, và các đường hình học khác...".[25] Những phân tích toán học của ông là sự phát triển của một truyền thống đã được các nhà triết học tự nhiên kinh viện sử dụng từ trước, Galileo đã học lý luận đó khi ông nghiên cứu triết học.[26] Bất chấp việc ông nỗ lực trung thành với Giáo hội Công giáo, giữ vững lập trường của mình với các kết quả thực nghiệm, và cả những giải nghĩa chân thực nhất mà những thực nghiệm đó đưa ra, kết quả vẫn là sự bác bỏ của những nhà cầm quyền với sự trung thành mù quáng với giáo lý và cả triết học khi xem xét các vấn đề khoa học. Xét trên diện rộng, điều này đã thúc đẩy việc tách khoa học ra khỏi triết học và tôn giáo; một bước ngoặt trong tư duy của nhân loại.
Với những tiêu chuẩn thời đó, Galileo vẫn luôn sẵn sàng thay đổi quan điểm theo những quan sát đạt được của mình. Nhà triết học đồng thời cũng là một nhà khoa học hiện đại, Paul Feyerabend, cũng từng lưu ý đến những khía cạnh được cho là sai trong phương pháp luận của Galileo nhưng ông cũng chỉ ra rằng phương pháp của Galileo, với những kết quả đã đưa ra, vẫn có thể đúng so với khoa học thời kì trước. Phần lớn công việc chính của Feyerabend, Against Method (1975), được dành cho những phân tích của Galileo, ông sử dụng nghiên cứu thiên văn của Galileo như một mẫu nghiên cứu để hỗ trợ cho nghiên cứu của ông về sự hỗn loạn trong các phương pháp nghiên cứu khoa học. Ông viết: 'Những người theo thuyết của Aristote... đòi hỏi sự hỗ trợ của kinh nghiệm trước đó trong khi những người theo thuyết của Galileo thì lại bằng lòng với những lý thuyết đa chiều, không chắc chắn và bị bác bỏ một phần. Tôi không phê phán họ nhưng tôi vẫn ủng hộ câu nói của Niels Bohr "Chỉ điên thì không đủ" '. [27] Để công bố những thực nghiệm của mình, Galileo đã phải thiết lập các tiêu chuẩn về độ dài và thời gian, để các phép đo vào những ngày khác nhau và trong các phòng thí nghiệm khác nhau có thể được so sánh trong cùng một khuôn mẫu.
Galileo thể hiện một sự đánh giá tiến bộ phi thường vế mối quan hệ đúng đắn giữa toán học, vật lý lý thuyết và vật lý thực nghiệm. Ông hiểu biết về các parabol, về mặt tiết diện conic lẫn về mặt toạ độ. Galileo xác định thêm rằng parabol là quỹ đạo lý thuyết lý tưởng đối với những vật được bắn ra, chuyển động nhanh dần đều mà không có ma sát hay bất cứ lực cản nào. Galileo thừa nhận rằng lý thuyết này chỉ có giá trị giới hạn, về mặt lý thuyết thì quỹ đạo phóng một vật phóng có kích thước tương tự với Trái đất không thể là parabol,[28] nhưng ông vẫn cho rằng đối với khoảng cách lên tới phạm vi của tầm pháo trong thời của ông, quỹ đạo parabol của một phóng bị lệch không đáng kể.[29]. Thứ ba, ông nhận ra rằng dữ liệu thực nghiệm của ông sẽ không bao giờ giống một cách chính xác với bất kỳ biểu thức lý thuyết hoặc toán học nào vì sự thiếu chính xác của các phép đo, sự ma sát, và các yếu tố khác.
Theo Stephen Hawking, Galileo là người ảnh hưởng nhiều nhất đối với sự ra đời của khoa học hiện đại hơn bất kỳ người nào khác.,[30] Albert Einstein gọi ông là cha đẻ của khoa học hiện đại.[31]
[sửa] Thiên văn học
[sửa] Đóng góp


Chính trên trang giấy này Galileo lần đầu tiên ghi chú một sự quan sát các mặt trăng của Sao Mộc. Quan sát này đánh đổ quan niệm rằng mọi thiên thể phải quay quanh Trái Đất. Galileo đã xuất bản sự miêu tả đầy đủ trong Sidereus Nuncius tháng 3 năm 1610


Các tuần của Sao Kim, quan sát bởi Galileo năm 1610
Chỉ dựa vào một số miêu tả không chính xác về chiếc kính viễn vọng thực tế đầu tiên, do Hans Lippershey người Hà Lan phát minh năm 1608, Galileo, trong năm sau đó, đã làm một chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại 3x, và sau này làm những chiếc khác có độ phóng đại lên tới 30x.[32] Với thiết bị đã được cải tiến này ông có thể thấy các hình ảnh phóng đại, thẳng đứng trên Trái đất – cái mà hiện được biết là kính viễn vọng Trái Đất, hay kính thiên văn nhỏ. Ông cũng có thể sử dụng nó để quan sát bầu trời; trong một thời gian ông là một trong những người chế tạo các kính thiên văn đủ tốt cho mục đích đó. Ngày 25 tháng 8 năm 1609, ông trưng bày chiếc kính viễn vọng đầu tiên của mình trước những nhà lập pháp Venice. Công việc chế tạo kính thiên văn của ông còn có tác dụng phụ mang lại khá nhiều tiền khi các lái buôn thấy nó hữu ích cho các chuyến đi biển và đi buôn của họ. Ông đã xuất bản các quan sát thiên văn học bằng kính viễn vọng đầu tiên của mình vào tháng 3 năm 1610 trong một chuyên luận ngắn có nhan đề Sidereus Nuncius (Sứ giả sao).[33]
Ngày 7 tháng 1 năm 1610, Galileo quan sát bằng kính viễn vọng của mình cái ông miêu tả ở thời gian đó là "ba định tinh, hoàn toàn không nhìn thấy được bởi chúng quá nhỏ", tất cả nằm gần Sao Mộc và thẳng hàng qua nó.[34] Những quan sát vào các đêm sau đó cho thấy các vị trí của các "ngôi sao" đó liên quan tới Sao Mộc đang thay đổi theo một cách khiến chúng có thể là không giải thích được nếu đó thực sự là các định tinh. Ngày 10 tháng 1, Galileo ghi chú rằng một trong số chúng đã biến mất, một quan sát mà ông cho rằng nó đã bị Sao Mộc che khuất. Trong vài ngày ông đã kết luận rằng chúng quay quanh Sao Mộc:[35] Ông đã khám phá ra bốn vệ tinh (mặt trăng) lớn nhất của Sao Mộc: Io, Europa, và Callisto. Ông phát hiện ra vệ tinh thứ tư, Ganymede, ngày 13 tháng 1. Galileo đặt tinh cho bốn vệ tinh ông đã phát hiện ra là những ngôi sao Medici, để vinh danh người bảo trợ tương lai của ông, Cosimo II de' Medici, Đại Công tước Tuscany, và ba người anh em của Cosimo.[36] Tuy nhiên, các nhà thiên văn học sau này đổi tên chúng thành các vệ tinh Galileo để vinh danh ông.
Một hành tinh với các hành tinh nhỏ hơn quay quanh nó không thích hợp với các nguyên tắc của Thiên văn học Aristotle, cho rằng mọi thiên thể phải quay quanh Trái đất,[37] và nhiều nhà thiên văn học và triết học ban đầu đã từ chối tin rằng Galileo đã phát hiện ra một vật như thế.[38]
Galileo tiếp tục quan sát các vệ tinh trong mười tám tháng sau đó, và tới giữa năm 1611 ông đã có nhiều ước tính chính xác về các chu kỳ của chúng—một kỳ công mà Kepler đã cho rằng không thể thực hiện.[39]
Từ tháng 9 năm 1610, Galileo quan sát thấy Sao Kim có đủ các tuần tương tự như Mặt trăng. Mô hình nhật tâm của hệ mặt trời được Nicolaus Copernicus phát triển tiên đoán rằng tất cả các pha phải được quan sát thấy bởi Sao Kim quay quanh Mặt trời sẽ khiến phần được chiếu sáng của nó quay về phía Trái đất khi nó ở phía đối diện của Mặt trời và quay đi khi nó ở cùng phía với Trái đất. Trái lại, mô hình địa tâm của Ptolemy dự đoán rằng chỉ trăng lưỡi liềm và các tuần mới mới có thể được quan sát, bởi Sao Kim được cho là nằm giữa Mặt Trời và Trái đất khi nó quay quanh Trái đất. Các quan sát của Galileo về các tuần của Sao Kim chứng minh rằng nó quay quanh Mặt trời và là bằng chứng ủng hộ (nhưng không chứng minh cho) mô hình nhật tâm. Tuy nhiên, bởi nó bác bỏ mô hình hành tinh hoàn toàn địa tâm của Ptolemy, dường như nó là quan sát có tính quyết định khiến đa số cộng đồng khoa học thế kỷ 17 quay sang ủng hộ các mô hình nhật-địa tâm (tất cả các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời nhưng Mặt trời quay quanh Trái đất)[40] và địa tâm như các mô hình Tycho và Capella,[41] và vì thế được cho là quan sát thiên văn quan trọng nhất của Galileo.
Galileo cũng quan sát Sao Thổ, và ban đầu nhầm lẫn các vành đai của nó là các hành tinh, cho rằng nó là hệ ba vật thể. Khi ông quan sát hành tinh ở thời điểm sau này, các vành đai của Sao Thổ hướng trực tiếp về phía Trái đất, khiến ông cho rằng hai vật thể đã biến mất. Các vành đai tái xuất hiện khi ông quan sát hành tinh năm 1616, càng khiến ông bối rối.[42]
Galileo là một trong những người Châu Âu đầu tiên quan sát các đốm mặt trời, dù Kepler đã không chủ tâm quan sát một đốm năm 1607, nhưng nhầm lẫn cho rằng đó là một sự lướt qua của Sao Thuỷ. Ông cũng tái giải thích một quan sát đốm mặt trời từ thời Charlemagne, mà trước kia được gán cho (không có khả năng) một lần lướt qua của Sao Thuỷ. Sự tồn tại của các đốm mặt trời cho thấy một khó khăn khác trong sự hoàn hảo không thể thay đổi của các tầng trời do vật lý thiên thể chính thống Aristotle đặt ra, nhưng những lần lướt qua có chu kỳ đều của nó cũng xác nhận dự đoán trong cơ học thiên thể Aristotle của Kepler trong tác phẩm Astronomia Nova (Thiên văn Mới) năm 1609 của ông rằng mặt trời quay, đây là tiên đoán đúng đầu tiên của vật lý thiên thể thời hậu mặt cầu.[43] Và những biến đổi hàng năm trong các chuyển động của các đốm mặt trời, do Francesco Sizzi và những người khác khám phá năm 1612–1613,[44] cung cấp một bằng chứng mạnh chống lại cả hệ Ptolemy và hệ địa-nhật tâm của Tycho Brahe.[45] Vì các biến đổi theo mùa bác bỏ mọi mô hình hành tinh địa tĩnh không chuyển động địa chất như mô hình địa tâm hoàn toàn của Ptolemy và mô hình địa-nhật tâm của Tycho theo đó Mặt trời quay quanh Trái đất hàng ngày, vì thế sự thay đổi phải xuất hiện hàng ngày. Nhưng nó có thể giải thích được bằng các hệ thống quay địa chất như mô hình địa-nhật tâm bán Tycho của Longomontanus, các mô hình địa-nhật tâm của Capella và mở rộng của Capella với một sự chuyển động quay hàng ngày của Trái đất, và mô hình nhật tâm hoàn toàn. Một cuộc tranh cãi về sự ưu tiên trong việc khám phá các đốm mặt trời, và sự giải thích chúng, khiến Galileo rơi vào một sự thù hằn kéo dài và cay đắng với thầy tu dòng Tên Christoph Scheiner; trên thực tế, có ít nghi ngờ rằng cả hai người trong số họ đã bị đánh bại bởi David Fabricius và con trai ông Johannes, tìm kiếm việc xác nhận tiên đoán của Kepler về chuyển động của Mặt trời.[46] Scheiner nhanh chóng chấp nhận đề xuất năm 1615 của Kepler về thiết kế kính thiến văn hiện đại, cho độ phóng đại lớn hơn nhưng hình ảnh bị lộn ngược; Galileo rõ ràng không thay đổi thiết kế của Kepler.
Galileo là người đầu tiên thông báo về các ngọn núi và hố va chạm trên Mặt trăng, mà ông cho sự hiện diện của nó bởi các kiểu mẫu sáng và tối trên bề mặt Mặt trăng. Thậm chí ông còn ước tính chiều cao của các ngọn núi từ các quan sát đó. Điều này dẫn ông tới kết luận rằng Mặt trăng là "xù xì và không bằng phẳng, và giống như chính bề mặt của Trái đất," chứ không phải là một mặt cầu hoàn hảo như Aristotle đã tuyên bố. Galileo quan sát Ngân hà, trước đó được cho là một tinh vân, và thấy rằng nó là tập hợp những ngôi sao trong một vùng quá đặc khiến nó trông như một đám mây từ Trái Đất. Ông định vị nhiều ngôi sao khác quá xa để có thể thấy bằng mắt thường. Galileo cũng quan sát Sao Hải Vương năm 1612, nhưng không nhận thấy rằng nó là một hành tinh và không có chú ý đặc biệt đến nó. Trong cuốn sổ ghi chép của ông nó xuất hiện như một ngôi sao tối không đáng chú ý.[47]


phanthanh

Tổng số bài gửi : 33
Points : 40
Join date : 07/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty PHAN VAN THANH LỚP: K5A khoa đtmt

Bài gửi  phanthanh Thu Jan 12, 2012 2:55 pm

CÂU 7:
Định nghĩa
1nguyệt thực
Hiện tượng Mặt trăng bị Quả đất che mất ánh sáng Mặt trời, làm tối một phần hay toàn phần
2 computer
Máy tính, cũng gọi là máy vi tính hay điện toán, là những thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật lôgic.
Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng đơn giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của các thành phần này tạo cho máy tính một khả năng xử lý thông tin. Nếu được thiết lập chính xác (thông thường bởi các chương trình máy tính) máy tính có thể mô phỏng lại một số khía cạnh của một vấn đề hay của một hệ thống. Trong trường hợp này, khi được cung cấp một bộ dữ liệu thích hợp nó có thể tự động giải quyết vấn đề hay dự đoán trước sự thay đổi của hệ thống.
Khoa học nghiên cứu về lý thuyết, thiết kế và ứng dụng của máy tính được gọi là khoa học máy tính, hay khoa học điện toán.
Từ "máy tính" (computers), đầu tiên, được dùng cho những người tính toán số học, có hoặc không có sự trợ giúp của máy móc, nhưng hiện nay nó hoàn toàn có nghĩa là một loại máy móc. Đầu tiên máy tính chỉ giải các bài toán số học, nhưng máy tính hiện đại làm được nhiều hơn thế. Máy tính có thể mua ở Anh đầu tiên là máy Ferrani star theo đề cương "bé"[cần dẫn nguồn].
3 Sao băng - mưa sao băng (Đặng Vũ Tuấn Sơn)
Ta hãy tìm hiểu một chút về khái niệm sao băng và mưa sao băng, một khái niệm gắn liền với những hiện tượng thiên văn thú vị nhất hàng năm và cũng rất dễ bị hiểu nhầm nếu không hiểu thật rõ về chúng. Thiên thạch và sao băng Thiên thạch (Meteor) vốn là những thiên thể nhỏ bay rải rác khắp hệ Mặt Trời. Các thiên thạch này có thể là các mảnh vụn còn sót lại trong quá trình hình thành hệ Mặt Trời, đuôi của các ngôi sao chổi hoặc hậu quả của các vụ va chạm giữa các tiểu hành tinh. Khi 1 mảnh thiên
4 dong dat

Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các đĩa kiến tạo chia ra quyển đá của trái đất (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này). Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.


phanthanh

Tổng số bài gửi : 33
Points : 40
Join date : 07/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty PHAN VAN THANH LỚP: K5A khoa đtmt

Bài gửi  phanthanh Thu Jan 12, 2012 2:57 pm

CÂU 14:
Nguồn gốc tên gọi Chiến dịch Hồ Chí Minh
Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng". Ngày 8 tháng 4 năm 1975, tại Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập với thành phần: Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chính uỷ: Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Quyền Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, sau đó bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh và Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Có hai nhân vật lãnh đạo không phải là quân nhân tham gia là các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Ông Nguyễn Văn Linh được giao phụ trách công tác phát động quần chúng nổi dậy trong thành phố. Ông Võ Văn Kiệt được giao phụ trách công tác tiếp quản các cơ sở kinh tế, kỹ thuật sau khi QĐNDVN chiếm được thành phố. Các thành viên dự hội nghị đã nhất trí đề nghị Bộ Chính trị cho lấy tên gọi "Chiến dịch Hồ Chí Minh" thay cho tên gọi "Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định". Ngày 14 tháng 4, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam gửi bức điện số 37/TK cho Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định:
“ Đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh ”
—Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, [6]

[sửa] Tình thế trước cuộc tấn công
Do kết quả của Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc và các trận tấn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long, đến ngày 25 tháng 4 năm 1975 Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã mất hầu hết các vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ từ xa quanh Sài Gòn. Thành phố lúc này trở thành một ốc đảo chỉ còn giao lưu với bên ngoài bằng đường không. Tuy nhiên, đến ngày 26 tháng 4, các hãng hàng không nước ngoài đã đổi hướng tất cả các chuyến bay quá cảnh Tân Sơn Nhất và hủy bỏ hầu hết các chuyến bay đến và đi từ Sài Gòn. Đại sứ quán các nước lần lượt đóng cửa, hạ cờ. Theo mô tả của nhà báo Pháp Paul Drayfrus, thành phố này đã gần như điên loạn và đang chứng kiến sự kết thúc của một chế độ.[7]
Ngay khi sắp sửa phải rời đi khỏi Sài Gòn, CIA cũng vẫn không buông tha Việt Nam. Ngày 25 tháng 4, một đài phát thanh bí mật của CIA giả danh Đài phát thanh Giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đặt tại Okinawa đã tung ra một tin thất thiệt là có một cuộc đảo chính vừa xảy ra tại Hà Nội và ba sư đoàn QĐNDVN đã phải quay lại miền Bắc.[8]. Nhưng chính những người của CIA tại Sài Gòn khi đó cũng nhận định rằng đây là một trò đùa tồi và phần lớn người Sài Gòn đều cho rằng đó là một tin ngớ ngẩn và rằng mọi cố gắng nhằm lung lạc ý chí của đối phương ngay trước cửa ngõ Sài Gòn đều là những cố gắng vô ích, làm trò cười cho thiên hạ[9]
Trong một nỗ lực cuối cùng để mở được cuộc nói chuyện với "phía bên kia", cho dù kết quả là rất mong manh, ngày 28 tháng 4, hai viện của Quốc hội VNCH đã "mời" tổng thống Trần Văn Hương từ nhiệm sau một tuần nắm giữ chức vụ và đưa tướng Dương Văn Minh, một người chịu ảnh hưởng của Pháp và là tác giả chủ chốt của cuộc đảo chính lật đổ anh em Diệm - Nhu ngày 3 tháng 11 năm 1963 lên ghế tổng thống. Họ cho rằng với sự giúp đỡ và vận động của Đại sứ Pháp tại Sài Gòn Jean Marie Merillon và người phó của ông ta là Vanussème, "phía bên kia" sẽ chấp nhận thương lượng. Tướng Minh cho biết "người Pháp cho rằng có một cường quốc nào đó không muốn cho Bắc Việt Nam trở thành hùng cường nên họ có thể ngăn chặn thắng lợi của Hà Nội". Ông ta cũng tin rằng "Hà Nội chưa chắc đã có một bộ máy hành chính để quản lý toàn quốc nên họ có thể sẵn sàng chấp nhận một chế độ quá độ". Tuy nhiên, đến chiều tối ngày 28 tháng 4 thì tất cả hy vọng vào những lá bài ngoại giao cuối cùng đều tan vỡ khi những loạt đạn 130 mm của trung đoàn pháo binh 45 (Đoàn Tất Thắng - QĐNDVN) đặt tại trận địa Nhơn Trạch nã cấp tập vào Sân bay Tân Sơn Nhất ngay sau trận ném bom của phi đội A-37 do Nguyễn Thành Trung dẫn đường. Ba "sứ giả" do tổng thống Dương Văn Minh phái đi đàm phán với đối phương về một giải pháp ngừng bắn phải ngủ đêm tại trụ sở của hai phái đoàn VNDCCH và CPCMLTCHMNVN trong Ban Liên hiệp quân sự bốn bên tại Trại Davit cạnh sân bay Tân Sơn Nhất.[10]
[sửa] Binh lực và phương án tác chiến của hai bên
[sửa] Quân đội Nhân dân Việt Nam


Bản đồ các mũi tiến công
[sửa] Hướng Bắc
Quân đoàn 1 gồm các Sư đoàn bộ binh 312, 320B; Trung đoàn pháo binh 45 (Đoàn Tất Thắng) ; Lữ đoàn tăng thiết giáp 202; Sư đoàn pháo cao xạ 367; Lữ đoàn công binh 299; được tăng cường lữ đoàn pháo binh 38, trung đoàn tên lửa 263, ba trung đoàn công binh 239, 259, 279; một trung đoàn phòng không hỗn hợp, ba tiểu đoàn pháo binh độc lập rút từ Bộ Tư lệnh pháo binh. Tổng quân số 31.227 người; 778 xe vận tải, 44 xe tăng; 36 khẩu pháo 130 mm, 105 mm và 75 mm; 120 khẩu cao xạ 57 mm và 37 mm; 9 xuồng máy, 2 ca nô, 12 xe công binh chuyên dụng.[11][12]
• Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Hòa
• Chính ủy: Thiếu tướng Hoàng Minh Thi[13]
Nhiệm vụ của Quân đoàn 1 là bao vây tiêu diệt đối phương ở Phú Lợi, Bến Cát, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyên; ngăn chặn Sư đoàn 5 QLVNCH rút về nội đô và vô hiệu hóa đơn vị này; tấn công đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, các bộ tư lệnh binh chủng ở Gò Vấp, Bình Thạnh; tổ chức một lực lượng tấn công hợp điểm với các quân đoàn khác tại Dinh Độc Lập[14][15] Do phải hành quân gấp từ miền Bắc vào bằng mọi phương tiện thuỷ, bộ và đường không. Quân đoàn 1 bắt đầu tấn công chậm một ngày so với các đơn vị khác.[16]
[sửa] Hướng Đông Nam
Quân đoàn 2 ban đầu gồm các Sư đoàn bộ binh 325, 304; Lữ đoàn pháo binh 164; Lữ đoàn tăng thiết giáp 203; Sư đoàn phòng không 673; Lữ đoàn công binh 219; Trung đoàn đặc công 116. Tổng số xe chở hàng, chở người của Quân đoàn 2 lên tới 2.267 chiếc, Trong đó có 54 xe tăng, 35 xe thiết giáp, 223 xe kéo pháo, 87 khẩu pháo 130 mm và 105 mm; 136 pháo cao xạ. Do được phối thuộc sư đoàn 3 từ Quân khu 5 và một số dơn vị rút, tổng quân số của Quân đoàn lên đến hơn 40.000 người (trước đó là 32.418 người).[17][18]
• Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Hữu An
• Chính ủy: Thiếu tướng Lê Linh,
Quân đoàn 2 được giao nhiệm vụ tiến công trên chính diện rộng 86 km với chiều sâu nhiệm vụ từ 68 đến 70 km.[19] Nhiệm vụ ban đầu của quân đoàn là đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, căn cứ Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, cảng và bến phà Cát Lái, chi khu Đức Trạch, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, quận 9 và quận 4 Sài Gòn. Tổ chức lực lượng thọc sâu đánh chiếm quân 1 và quận 3, hợp điểm tại Dinh Độc Lập.[20]
[sửa] Hướng Tây Bắc
Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam

Giai đoạn 1954–1959
Miền Bắc – Miền Nam

Thuyết Domino

Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam

Kế hoạch Staley-Taylor

Chiến tranh đặc biệt

Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm

Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc
Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền

Miền Nam
Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968

Diễn biến Quốc tế

Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế

Việt Nam hóa chiến tranh

Hội nghị Paris

Hiệp định Paris

Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Linebacker –Linebacker II

Giai đoạn 1973–1975
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long

Tây Nguyên -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc

Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông

Sự kiện 30 tháng 4, 1975

Hậu quả chiến tranh
Chất độc da cam

Thuyền nhân

sửatiêu bản


Quân đoàn 3 gồm các Sư đoàn bộ binh 316 (đoàn Bông Lau), 320A (đoàn Đồng Bằng), 10; Trung đoàn đặc công 198 (đoàn đặc công hậu cứ); hai Trung đoàn pháo mặt đất 40 và 575 (đoàn Anh Dũng); Trung đoàn xe tăng 273 (đoàn Sơn Lâm); Các Trung đoàn phòng không hỗn hợp 234 (đoàn Tam Đảo), 593 (mới bổ sung) và 232 (chuyển thuộc từ Đoàn 559); hai Trung đoàn công binh 7 (Đoàn Hùng Vương); 575 (chuyển thuộc từ Đoàn 559); trung đoàn thông tin 29; các trung đoàn Gia Định 1 và 2. Tổng quân số 47.400 người, 54 xe tăng, 64 xe bọc thép, gần 100 khẩu pháo 130 mm, 105 mm và hỏa tiễn H12, trên 250 khẩu cối từ 61 mm đến 120 mm, 110 pháo phòng không 57 mm và 37 mm, hơn 250 khẩu súng máy phòng không các cỡ 12,4 mm và 14,5 mm.[21][14]
• Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Lăng
• Chính ủy: Đại tá Đặng Vũ Hiệp
Khác với Quân đoàn 2, Quân đoàn 3 phải tấn công trên một chính diện hẹp từ 7 đến 10 km nhưng có chiều sâu nhiệm vụ lên đến 100 km.[22] Nhiệm vụ của quân đoàn trong giai đoạn 1 là sử dụng sư đoàn 316 cùng binh chủng phối thuộc chặn đánh Sư đoàn 25 QLVNCH tại Gò Dầu, Trảng Bàng, cắt đường 1B, bao vây, chia cắt không cho QLVNCH điều các đơn vị ở Tây Bắc lui về Đồng Dù, Củ Chi. Trong giai đoạn 2, Quân đoàn có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, sân bay Tân Sơn Nhất, các quận Tân Bình, Phú Nhuận đưa một bộ phận lực lượng thọc sâu, hợp điểm với các đơn vị khác tại Dinh Độc Lập[20].
[sửa] Hướng Đông
Quân đoàn 4 gồm các Sư đoàn 6, 7, 341; lữ đoàn bộ binh 52; một tiểu đoàn pháo 130mm; một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không hỗn hợp, ba tiểu đoàn xe tăng - thiết giáp. Sau trận Xuân Lộc, quân số của quân đoàn còn khoảng 30.000 người.
• Tư lệnh: Thiếu tướng Hoàng Cầm
• Chính ủy: Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện,
Nhiệm vụ của quân đoàn là đánh chiếm khu vực Biên Hòa - Hố Nai (gồm cả sở chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa và sân bay Biên Hòa), tiến về Sài Gòn chiếm các quận 1, 2, 3, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH, Bộ Quốc phòng VNCH, Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, Đài phát thanh Sài Gòn[23][20]. Cũng như Quân đoàn 1, đến 17 giờ chiều 27 tháng 4, Quân đoàn 4 mới chuẩn bị xong bàn đạp tiến công và bắt đầu nổ súng chậm hơn một ngày.[24]
[sửa] Hướng Tây Nam
Đoàn 232 gồm các Sư đoàn 5, 9, 3 (nguyên là sư đoàn 303 - Phước Long); bốn trung đoàn độc lập 16, 88, 24, 27B; tiểu đoàn 26 xe tăng (17 xe T-54), một trung đoàn đặc công, tiểu đoàn xe tăng 24 (18 xe PT-85), tiểu đoàn 23 xe bọc thép ( 22 xe BTR-60 và 8 xe M-113); 5 đại đội pháo binh gồm 27 khẩu từ 85 mm đến 130 mm, bốn khẩu cối 160 mm và một giàn hỏa tiễn H12; trung đoàn phòng không hỗn hợp 595, một tiểu đoàn pháo phòng không 23 mm và một tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 mm[25][26]. Sau khi được tăng cường sư đoàn 8, quân khu 8, tổng quân số của Đoàn 232 lên đến khoảng 42.000 người.[27][20]
• Tư lệnh: Trung tướng Lê Đức Anh
• Chính ủy: Thiếu tướng Lê Văn Tưởng,
Nhiệm vụ của đoàn là cắt đường số 4 (Bến Lức - ngã ba Trung Lương), chiếm Tân An, Mỹ Tho, chia cắt Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ, thọc sâu đánh chiếm Bộ tư lệnh Biệt khu thủ đô, cầu Nhị Thiên Đường, Tổng Nha cảnh sát, các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11. [28] Ngoài ra, đoàn 232 còn có nhiệm vụ đánh chiếm các tỉnh lỵ Long An, Kiến Tường; chốt chặn đường số 4 không cho QLVNCH ở Sài Gòn rút về đồng bằng sông Cửu Long[25][26][29].
Mặc dù Sài Gòn - Gia Định là một thành phố lớn, rộng trên dưới 1000 km vuông, vào thời điểm tháng 4 năm 1975 có hơn 3,5 triệu dân nhưng Bộ Tư lệnh chiến dịch đã chọn 5 mục tiêu quan trọng nhất cần đánh chiếm trong thời gian ngắn nhất: Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha Cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất và Dinh Độc Lập.[30]
[sửa] Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Đến thời điểm mở chiến dịch, QLVNCH chỉ còn trong tay hai quân đoàn (III và IV), trong đó Quân đoàn III đã bị tổn thất đáng kể trong Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc và các trận đánh ở vùng ven đô.
[sửa] Quân đoàn III và Biệt khu Thủ đô
Quân số 245000 người (bao gồm cả tàn binh từ Quân đoàn I và Quân đoàn II đã bị đánh tan nhập vào), 406 khẩu pháo, 624 xe tăng và xe thiết giáp, hơn 800 máy bay, 852 tàu các loại và xuồng chiến đấu.[2]
• Tư lệnh Quân đoàn III: Trung tướng Nguyễn Văn Toàn;
• Tư lệnh Biệt khu Thủ đô: Thiếu tướng Lâm Văn Phát;
Các tuyến phòng thủ gồm có: Tuyến ngoài:[31]
• Sư đoàn 22 bộ binh (mới tái lập) ở Long An, Bến Lức, ngã ba Trung Lương, sở chỉ huy đạt tại Long An;
• Sư đoàn 25 bộ binh giữ Đồng Dù, Trảng Bàng, Củ Chi, Hậu Nghĩa, sở chỉ huy đặt tại căn cứ Đồng Dù;
• Sư đoàn 5 bộ binh giữ Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương, sở chỉ huy đặt tại Lai Khê;
• Sư đoàn Thủy quân lục chiến (chỉ còn 2 lữ đoàn) giữ Long Bình;
• Sư đoàn 18 (chỉ còn 2 chiến đoàn) giữ Bàu Cá, Trảng Bom, Suối Đĩa;
• Sư đoàn 5 không quân đóng tại Tân Sơn Nhất;
• Lữ đoàn 3 thiết giáp giữ Biên Hoà;
• Lữ đoàn 1 dù giữ Bà Rịa - Vũng Tàu;
Tuyến trong:[32]
• Ba liên đoàn biệt động quân được triển khai tại Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Triệu.
• Bốn Khu chiến được thành lập sau ngày 14 tháng 4 gồm:
- Liên đoàn đoàn 9 biệt động quân, 2 liên đoàn công binh và số quân đang huấn luyện tại trại Quang Trung giữ Khu chiến Bắc từ Hóc Môn qua Cầu Bông đến sân bay Tân Sơn Nhất.
- Các liên đoàn biệt động quân 7, 8 giữ Khu chiến Tây từ Vĩnh Lộc qua Tân Hiệp, Bà Hom đến Bình Chánh.
- Liên đoàn bảo an 239 và một liên đoàn phòng vệ dân sự được vũ trang giữ Khu chiến Nam từ Nhà Bè đến Nhơn Trạch.
- Lữ đoàn dù 4, Liên đoàn bảo an 391 và học viên Quân trường Thủ Đức giữ Khu chiến Đông từ Gò Vấp, Quận 9 đến Thủ Đức.
• Năm liên khu phòng thủ nội đô gồm: Liên khu 1 (các quận 1, 3), Liên khu 2 (các quận 5, 6), Liên khu 3 (các quận 2, 4), Liên khu 4 (các quận 7, Cool, Liên khu 5 (các quận 10 và 11). Các ổ đề kháng cũng được tổ chức tại Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Bộ Tổng tham mưu (do Liên đoàn biệt kích dù 81 phòng thủ), Tổng nha Cảnh sát, Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Bản thân Dinh Độc Lập cũng được bố trí làm một trung tâm đề kháng với một lữ đoàn cảnh vệ quốc gia có xe tăng và xe bọc thép tăng cường.[32]
[sửa] Quân đoàn IV
Vùng đồng bằng sông Cửu Long do Quân khu IV - Quân đoàn IV QLVNCH) có 175.000 quân được biên ché thành 3 sư đoàn bộ binh 7, 9, 21, một lữ đoàn bộ binh độc lập, sư đoàn 4 không quân, ba trung đoàn thiết kỵ, hai hải đoàn tuần duyên, ba giang đoàn; được trang bị 493 xe tăng, xe thiết giáp, 366 khẩu pháo, 409 máy bay (trong đó có 118 máy bay chiến đấu), 579 tàu, xuồng chiến đấu các loại. Các lực lượng này được bố trí trong các cụm đề kháng quanh các thành phố lớn, thị xã, các trục đường giao thông lớn trong đó có hai trọng điểm là Thành phố Cần Thơ và đường số 4.[33]
• Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
[sửa] Các diễn biến tại khu vực Sài Gòn - Gia Định
[sửa] Đợt 1


Pháo nòng dài 130mm M1954 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt tại Nhân Trạch để tấn công sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 25/4/1975 đến khi kết thúc chiến dịch. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.
7 giờ sáng 26 tháng 4, một số đơn vị thám báo của QLVNCH tại cụm căn cứ Nước Trong, Long Thành đã có vài cuộc chạm súng nhỏ với các đơn vị trinh sát của Sư đoàn 304. Quân đoàn III - QLVNCH tăng phái cho cụm quân ở Nước Trong - Long Thành lữ đoàn Thủy quân lục chiến 468. Từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, tướng Nguyễn Văn Toàn lệnh cho sư đoàn 5 không quân đánh phá tuyến chuẩn bị của Quân đoàn 2 nhưng không gây được thiệt hại đáng kể cho đối phương và bị bắn rơi bốn chiếc A-37, một chiếc HU-1A.[34]
17 giờ chiều 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu với tiếng gầm thét của cuộc pháo kích cấp tập từ hơn 20 tiểu đoàn pháo binh thuộc các Quân đoàn 2, 3 và 4 QĐNDVN vào các căn cứ của QLVNCH tại Nhơn Trạch, Hố Nai, Biên Hoà, Nước Trong, Long Thành, Đức Thạnh, Bà Rịa, Đồng Dù, Trảng Bàng, Gò Dầu. Trận pháo kích kéo dài gần 1 giờ liền đã làm rung chuyển nội đô Sài Gòn. Pháo binh QLVNCH phản ứng yếu ớt và nhanh chóng bị hỏa lực của QĐNDVN dập tắt.[35]
Trên hướng Đông , Quân đoàn 2 sử dụng sư đoàn 304 mở màn cuộc tấn công vào cụm Long Thành - Nước Trong, đánh bật được lữ đoàn Thủy quân lục chiến 468 ra rừng cao su, bắn cháy gần 20 xe tăng, xe bọc thép nhưng và chỉ bị tổn thất một xe tăng. [36] Đến đêm 26 tháng 4, sư đoàn 304 chỉ chiếm được trường thiết giáp, chưa giải quyết được khu vực trường bộ binh và ngã ba đường 15 với các chốt công sự kiên cố vẫn ở trong tay QLVNCH. Tại mũi thứ yếu, sư đoàn 3 Sao Vàng đã chiếm được các khu vực Bình Giã, Ngãi Giao và Núi Đất sau 2 giờ giao chiến. 17 giờ chiều 27 tháng 4, trung đoàn 141 của sư đoàn này và đại đội xe tăng 4 có pháo binh yểm hộ đã đánh chiếm thị xã Bà Rịa và huyện Xuyên Mộc. QLVNCH chốt giữ tại cầu Cỏ May đã phá cầu nhưng không chặn được mũi vu hồi sâu của sư đoàn 3 Sao Vàng và phải rút chạy. 16 giờ ngày 29 tháng 4, sư đoàn 3 chiếm thị xã Vũng Tàu[37]. Các phân đội Z23, Z22 lữ đoàn 316 và tiểu đoàn 81 (trung đoàn đặc công cơ giới) chiếm 2 đầu cầu Rạch Chiếc nhưng bị QLVNCH phản kích nên có 30 người hi sinh[38]. Các lực lượng địa phương giải phóng các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và các mảng nông thôn 2 bên quốc lộ 15, 25, 19, 1 và 2.


Trung đoàn 115 đã sử dụng những khẩu pháo phản lực DKB như thế này để phóng 200 quả đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sáng 27 tháng 4, sư đoàn 325 từ mũi thứ yếu chuyển thành mũi chủ yếu đánh vu hồi vào sườn trái cụm quân VNCH tại Nước Trong - Long Thành, phối hợp với sư đoàn 304 tấn công từ hướng đối diện. Sư đoàn 5 không quân VNCH điều động hơn 114 phi vụ oanh kích vào đội hình QĐNDVN nhưng không cản được đường tiến của lữ đoàn xe tăng 203 QĐNDVN và bị bắn rơi 2 chiếc F-5, 4 chiếc A-37, 3 chiếc A-1 và 1 chiếc HU-1A.[39] 16 giờ 30 phút chiều 27 tháng 4, Sư đoàn 325 đánh chiếm Long Thành, bắt hơn 500 tù binh. Sang ngày 28 tháng 4, căn cứ Nhơn Trạch bị sư đoàn 304 đánh chiếm. Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 cho triển khai ngay Lữ đoàn pháo binh 164 tại đây để pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất. Tuyến phòng thủ hướng Đông Nam Sài Gòn của Quân đoàn III - QLVNCH bị vỡ một mảng lớn.[37]
Trên hướng Đông Bắc 4 giờ 7 phút sáng 27 tháng 4, Quân đoàn 4 gồm sư đoàn 341 và sư đoàn 6 tấn công Trảng Bom, Suối Đỉa và Long Đạt, tướng Lê Minh Đảo điều chiến đoàn 52 có 8 xe tăng yểm hộ đánh vào sườn đội hình tấn công của sư đoàn 7 nhưng lại bị sư đoàn 341 tấn công từ bên sườn, mất 4 xe tăng bị bắn cháy. 8 giờ 30 phút sáng 27 tháng 4, yếu khu quân sự Trảng Bom bị QĐNDVN đánh chiếm, gần 500 sĩ quan, binh sĩ QLVNCH bị bắt làm tù binh. 9 giờ sáng 27 tháng 4, số quân còn lại của sư đoàn 18 và một chi đoàn của lữ đoàn 3 thiết giáp QLVNCH rút từ Trảng Bom về Suối Đĩa đã bị phục kích hai bên đường, hơn 2000 quân và gần 100 xe các loại bị sư đoàn 341 QĐNDVN tiêu diệt và bắt giữ.[40] Trên hướng thọc sâu, Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) phát triển đến Hố Nai thì phải dừng lại để phối hợp với sư đoàn 341 à sư đoàn 6 thực hiện đòn tấn công tổng hợp vào các lực lượng của Lữ đoàn 3 thiết giáp và lữ đoàn dù 4 QLVNCH. Đến quá nửa đêm 28 tháng 4, do bị thệt hại nặng, Lữ đoàn 3 xe tăng và lữ đoàn 4 dù phải lùi về Gò Vấp.[41]. Trung đoàn đặc công 113 của QĐNDVN chiếm Cầu Gềnh, Rạch Cát nhưng không giữ được, chưa chiếm được Cầu Mới. Đoàn Pháo binh 75 đặt trận địa tại Hiếu Liêm từ ngày 14 tháng 4 liên tục khống chế tê liệt sân bay Biên Hoà.
Trên hướng Tây Bắc Từ chiều 26 tháng 4, sư đoàn 316 (Quân đoàn 3 QĐNDVN) và lực lượng vũ trang Tây Ninh đã liên tiếp đánh chiếm một loại đồn bốt của QLVNCH dọc theo quốc lộ số 1 và đường 22, chia cắt sư đoàn 25 QLVNCH tại Gò Dầu - Trảng Bàng với Sài Gòn và chặn nốt cả đường rút của sư đoàn này về Đồng Dù, Củ Chi. Ngày 27 tháng 4, sư đoàn 316 tiếp tục đẩy lùi cuộc phản kích của Trong các trận đấu pháo từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 4 trên hướng này, 39 khẩu pháo các cỡ của Quân đoàn 3 QĐNDVN đã phá hủy 33 khẩu pháo các cỡ 155 mm và 105 mm của QLVNCH tại Đồng Dù, Phước Mỹ, Đồng Chùa, Trảng Bàng, Gò Dầu Hạ, Bến Kéo, Khiêm Hạnh, phá hủy 11 trận địa pháo, gây thiệt hại năng cho 7 trận địa pháo khác của QLVNCH. Trong đội hình Quân đoàn 3, sư đoàn 10, trung đoàn xe tăng 273 và lực lượng công binh của Quân đoàn đã chuẩn bị xong các phương tiện vượt sông Sài Gòn. Sư đoàn 320A đã tiềm nhập vào khu vực Củ Chi, áp sát căn cứ Đồng Dù[42]
Trên hướng Nam và Tây Nam 22 giờ ngày 26 tháng 4, Sư đoàn bộ binh 5 mở đầu chiến dịch trên hướng này bằng đòn đánh chia cắt đường số 4 tại bốn điểm Rạch Chanh, ngã ba Nhị Thành, ấp Bình Yên, Phú Mỹ và áp sát thị xã Tân An, chi khu Thủ Thừa. Đến ngày 27 tháng 4, sư đoàn 5 đã cắt hẳn đường số 4 tại hai đoạn từ Bắc Tân An dến Bến Lức và từ Nam Tân An đến Tân Hiệp.[43]. Sư đoàn 303 - Phước Long đánh chiếm tiểu khu Hậu Nghĩa và các chi khu Đức Hoà, Đức Huệ. Trung đoàn 27 đặc công tập kích các chốt Bà Hom, Vĩnh Lộc, căn cứ ra đa Phú Lâm, mở hành lang cho sư đoàn 9 đột kích trên mũi tiến công chủ yếu.[44] Sư đoàn 8 (Quân khu Cool tấn công các vị trí của sư đoàn 22 dọc hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, đưa một lực lượng thọc sâu tấn công thành phố Mỹ Tho, cắt đứt hoàn toàn đường số 4, cô lập Sài Gòn với đồng bằng Sông Cửu Long[45]. Mặc dù tỉnh trưởng Long An gọi điện cho tướng Nguyễn Khoa Nam yêu cầu cho dùng thuốc nổ phá hủy hai cầu Tân An và Bến Lức nhưng tường Nam không đồng ý do các cầu này được dùng cho phương án dự phòng để rút Bộ Tổng tham mưu QLVNCH từ Sài Gòn về Cần Thơ. Trên đường biển, đô đốc Chung Tấn Cang cũng dành riêng một chiến hạm để di tản chính phủ VNCH về Cần Thơ. Cả tướng Lê Văn Hưng và tướng Lê Minh Đảo, những "người hùng Xuân Lộc" một thời cũng đặt hy vọng vào việc biến Quân khu IV thành căn cứ để kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Thế nhưng sự xuất hiện đột ngột của một đơn vị mới tương đương quân đoàn (Đoàn 232) của QĐNDVN tại đồng bằng sông Cửu Long đã đặt những hy vọng và kế hoạch nói trên trước nguy cơ phá sản.[46]
[sửa] Đợt 2
[sửa] Tại hướng Bắc
Do tiếp cận chiến trường muộn hơn các đơn vị khác, phải đến 16 giờ chiều 27 tháng 4, Quân đoàn 1 - QĐNDVN mới đưa được những đơn vị chủ lực của mình bước vào chiến đấu. Trên mũi tấn công chủ yếu, sư đoàn 320B - được tăng cường tiểu đoàn xe tăng 66 của Lữ đoàn 202, một đại đội xe tăng độc lập, một tiểu đoàn công binh công trình, một tiểu đoàn pháo 130 mm, có cụm pháo của lữ đoàn pháo binh 45 (đoàn Tất Thắng) yểm hộ - đã tấn công chi khu Tân Uyên và sân bay Ông Lĩnh, đánh thông đoạn phía đông đường 16, mở đường đột phá sâu vào trung tâm Sài Gòn, tiến đến Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, một trong năm mục tiêu quan trọng nhất của chiến dịch.[47] Một số trận đánh ác liệt nổ ra tại chi khu quân sự Tân Uyên, ngã ba Bình Chuẩn, Thuần Giáo, Búng, Tân Hiệp. Tiểu đoàn bảo an 316 QLVNCH và một trung đội cảnh sát dã chiến tại Tân Uyên đã dựa vào công sự vũng chắc, cầm cự được suốt đêm 27 tháng 4. Trên đường tiến, Sư đoàn 320B chỉ để lại một số lực lượng đủ để cô lập các chốt chặn dọc đường của các tiểu đoàn bảo an 317, 321, 346; còn các lực lượng chủ yếu đều nhanh chóng vượt sông Sài Gòn, tiến vào nội đô. Đến sáng 28 tháng 4, viên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 316 và 35 binh sĩ QLVNCH còn sống sót đã đầu hàng. Đường tấn công của Quân đoàn 1 - QĐNDVN (đường 16) từ Tân Uyên qua Búng đến Lái Thiêu đã được mở thông. [48][49]
Tại mũi thứ yếu, phát hiện sư đoàn 312 QĐNDVN đang bao vây căn cứ Phú Lợi, tiến công Lai Khê; tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lênh sư đoàn 5 QLVNCH sử dụng chiến đoàn 7, có xe tăng yểm hộ cố giải tỏa đường 13 và 14, đồng thời tăng cường cho cứ điểm An Lợi nhưng khi đoàn xe di chuyển đến khu vực Tam Giáo thì rơi đúng vào mũi tấn công của chủ lực sư đoàn 312, có lữ đoàn xe tăng 202 (thiếu) yểm hộ. Sau khi bị bắn cháy ba chiếc xe đi đầu, chiến đoàn 7 QLVNCH đã bị tách khỏi chủ lực sư đoàn 5 ở Lai Khê và toàn bộ Sư đoàn 5 cũng bị cô lập ở phía Bắc Thủ Dầu Một. Trên đường vào nội đô, Quân đoàn 1 còn phải khắc phục các bãi mìn, vật cản chống xe tăng, xe cơ giới, có chỗ rộng đến 100 m, dài hơn 200 m. Đến 15 giờ ngày 29 tháng 4, sau khi gỡ hết các mìn chống tăng, mở đường vòng tránh và sử dụng tù binh dẫn đường, Quân đoàn 1 đã tập kết trước cứ điểm Lái Thiêu và chỉ còn cách trung tâm Sài Gòn - Gia Định khoảng 15 km.[50]
3 giờ sáng 30 tháng 4, sư đoàn 320 tấn công đánh chiếm Lái Thiệu và Trung tâm huấn luyện quân sự Huỳnh Văn Lương, bức hàng hơn 2000 sĩ quan, binh lính QLVNCH, trong đó có viên chỉ huy trưởng trung tâm, trung tá Nguyễn Văn Hinh và trung tá Nguyễn Thái Bình, chỉ huy trưởng chi khu Lái Thiêu[51]. Trước nguy cơ bị tiêu diệt và tan rã, ngày 29 tháng 4, chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh thứ 19 của sư đoàn 5 - QLVNCH đã tự sát trong căn cứ. Đại tá Nguyễn Mạnh Tường, phó tư lệnh sư đoàn 5, tiểu khu trưởng Bình Dương, các viên trung đoàn trưởng trung đoàn 7, 8, 9 đã kéo cờ trắng xin hàng. 10 giờ sáng 30 tháng 4, sư đoàn 312 QĐNDVN đã đánh chiếm xong các căn cứ Lai Khê, Bến Cát, Lái Thiêu. Cụm phòng thủ phía Bắc Sài Gòn của QLVNCH tan vỡ.[52]
Từ 9 giờ ngày 30 tháng 4, Quân đoàn 1 - QĐNDVN lần lượt đánh chiếm Bộ tư lệnh thiết giáp, Bộ tư lệnh lục quân công xưởng, Tổng kho quân nhu, Tổng y viện QLVNCH, căn cứ 31, căn cứ 60, quận lỵ Gò Vấp, Trung tâm truyền tin điện tử; đánh tan cụm phòng thủ Bắc cầu Bình Triệu do các thiết đoàn 15, 18, 22 của Lữ đoàn 3 kỵ binh và 2 tiểu đoàn dù chốt giữ, thu 144 xe tăng, xe thiết giáp, bắt hơn 1500 tù binh. Lúc 10 giờ 30 phút, sư đoàn 320B đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, sư đoàn 312 đãnh chiếm trụ sở Bộ Quốc phòng VNCH. Những mục tiêu quan trọng cuối cùng trong nội đô Sài Gòn được giao cho Quân đoàn 1 chiếm lĩnh đều được giải quyết trong ngày 30 tháng 4[53]. Tại các mục tiêu quan trọng bị đánh chiếm như Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH, Bộ Quốc phòng VNCH, Tổng nha Cảnh sát; QĐNDVN thu được rất nhiều tài liệu cơ mật của các cơ quan này. Tất cả đều được giao cho Bộ tổng tham mưu QĐNDVN và Công an nhân dân Việt Nam quản lý, khai thác.[54]
[sửa] Tại hướng Tây Bắc
Đêm 28 tháng 4, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã điều động Sư đoàn 320A (thiếu) tiềm nhập vào khu vực Củ Chi bằng một cuộc hành quân bí mật ban đêm. Đơn vị này được tăng cường một tiểu đoàn pháo 155 mm, một trung đoàn phòng không. 5 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 4, các đơn vị này bất ngờ nổ súng tấn công căn cứ Đồng Dù, sở chỉ huy của Sư đoàn 25 - QLVNCH do chuẩn tướng Lý Tòng Bá làm sư đoàn trưởng. Tại căn cứ này, tướng Bá nắm trong tay hơn 3000 quân, 34 xe tăng, xe bọc thép, 4 khẩu pháo M107 175 mm, 4 khẩu 155 mm, 10 khẩu 105 mm để thực hiện ý đồ tử thủ đến cùng. Sau cuộc pháo kích kéo dài 2 giờ đồng hồ, Sư đoàn 320A và các đơn vị phối thuộc tràn vào căn cứ Đồng Dù. Lúc 8 giờ, ba chiếc xe tăng T-54 được phối thuộc cho sư đoàn 320A bị bắn cháy tại cửa mở nhưng cũng đổi được ba chiếc M-48 của trung đoàn 10 thiết giáp QLVNCH đóng tại căn cứ này. Lúc 9 giờ 30 phút, đại tá Nguyễn Kim Tuấn và Ban Chỉ huy sư đoàn 320A điều trung đoàn 9 và 8 xe tăng còn lại của tiểu đoàn thiết giáp từ lực lượng dự bị tiếp tục tăng cường cho trung đoàn 48 tấn công dứt điểm căn cứ Đồng Dù.[55]. Đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, các chốt kháng cự của sư đoàn 25 - QLVNCH tại Đồng Dù lần lượt bị dập tắt. QLVNCH điều trung đoàn 46 từ Trảng Bàng phản kích nhưng đã bị trung đoàn 9 chặn đứng. 11 giờ cùng ngày, sư đoàn 320A hoàn thành việc đánh chiếm căn cứ Đồng Dù. Chuẩn tướng tư lệnh sư đoàn 25 Lý Tòng Bá và đại tá sư đoàn phó Trần Thăng Chức chạy trốn ra rừng cao su Bắc Hà nhưng đã bị du kích Củ Chi phục bắt.[56]
Căn cứ Đồng Dù thất thủ làm cho phía sau tuyến phòng thủ vòng ngoài của QLVNCH từ Củ Chi đến Gò Dầu Hạ bị hở sườn, hở lưng. Sư đoàn 316 tại Phước Mỹ, Phước Hiệp, Trảng Bàng chuyển từ thế vây ép sang thế tấn công vào liên đoàn 32 biệt động quân, bắt sống trung tá liên đoàn trưởng Lê Khải Toàn, đồng thời tiêu diệt các lực lượng còn sót lại của sư đoàn 25 QLVNCH và lực lượng biệt động quân trên đường số 1 và 2, chiếm chi khu Trảng Bàng, giải phóng hầu hết tỉnh Tây Ninh. Sư đoàn 10 được tăng cường trung đoàn 64 (từ Sư đoàn 320A), trung đoàn xe tăng 273, trung đoàn đặc công 198 đã chia thành 2 hướng và mở cuộc tấn công từ Củ Chi vào Liên đoàn 9 biệt động quân và hai liên đoàn bảo an tại Hậu Nghĩa, phát triển đến khu vực cầu Bông và chiếm cầu chỉ sau 50 phút giao chiến. Mũi thứ hai của cánh quân này là trung đoàn 28 đánh chiếm cầu Sáng, thành Quan Năm, quận lỵ Hóc Môn, quân trường Quang Trung, đến trưa ngày 29 đã có mặt tại ngã tư Bà Quẹo; trung đoán Gia Định được tăng cường tiểu đoàn 195 gây thiệt hại cho 1 đại đội biệt động quân ờ Tân Thới Thượng, tiến công các chi khu Xuân Thế Thượng, Tân Thới Thất rồi phát triển ra quốc lộ 1, làm chủ Tham Lương. Tại khu nhà máy dệt Vinatexco và ngã tư Bảy Hiền, QLVNCH sử dụng một tiểu đoàn biệt động quân, một tiểu đoàn bảo an và một chi đoàn thiết giáp tổ chức chống cự nhưng bị đánh tan lúc 19 giờ 30 phút cùng ngày sau ba đợt phản kích. Cánh cửa phía Tây Bắc Sài Gòn đã được mở ra.[57]
5 giờ 30 phút sáng 30 tháng 4, sau một trận pháo kích từ tất cả các cỡ súng lớn của quân đoàn, sư đoàn 10 và hai đại đội xe tăng của trung đoàn thiết giáp 273 - QĐNDVN tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, bộ tư lệnh thiết giáp, bộ tư lệnh không quân và sở chỉ huy trung đoàn 5 không quân QLVNCH. Lữ đoàn dù 4 (thiếu), một tiểu đoàn của liên đoàn bảo an 391 cùng hai đại đội quân cảnh của QLVNCH lùi về phòng thủ tại khu vực cổng số 5 của sân bay nhưng chỉ chống cự được hơn một giờ và tan rã sau hai đợt tập kích. Đến 10 giờ 30 phút, sư đoàn 10 với sự dẫn đầu của nữ biệt động Nguyễn Thị Trung Tiên đã tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất qua hai cổng 4, 5 và hầu như đã chiếm trọn sân bay Tân Sơn Nhất, khu ra đa điều hành không lưu, Sở chỉ huy Sư đoàn 5 không quân, Sở chỉ huy sư đoàn dù[58], bắt liên lạc với hai phái đoàn VNDCCH và CPCMLTCHMNVN tại trại Đa Vít. Sư đoàn 320A tách trung đoàn 28 sang phối hợp với Quân đoàn 1 đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, điều trung đoàn 64 có một đại đội xe tăng K-63 (PT-85) đi kèm tiến về phía sau Dinh Độc Lập qua đường Lê Văn Duyệt và đường Hồng Thập Tự còn trung đoàn 24 và 2 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn xe tăng 273 thì phối hợp với trung đoàn 48 sư đoàn 320B (Quân đoàn 1) đánh chiếm bộ tổng tham mưa VNCH. Khi các đơn vị này đến nơi thì các đơn vị phái đi trước của lữ đoàn xe tăng 203 và trung đoàn 66 (sư đoàn 304) đã có mặt tại Dinh Độc Lập trước đó 30 phút[59]. Ngoài ra 2 trung đoàn 316 và 320 thì tiếp tục truy quét sư đoàn 25 QLVNCH, giải phóng Củ Chi, Hóc Môn và Tây Ninh.
[sửa] Tại hướng Đông Bắc
Chướng ngại cuối cùng đối với Quân đoàn 4 trên đường tiến vào Sài Gòn là khu phòng thủ Hố Nai - Long Bình - Tam Hiệp do nhữug lực lượng còn lại của Sư đoàn 18, 2 tiểu đoàn còn lại của Lữ đoàn kỵ binh thiết giáp số 3 và Liên đoàn bảo an 318 phòng thủ. Tại đây, tướng Lê Minh Đảo đã cho đào 4 lớp hào chống tăng, đặt âm các xe tăng trong công sự, hình thành nhiều ổ đề kháng cố định và cơ động. Để giải quyết nhanh cụm phòng thủ này, ngày 29 tháng 4, tướng Hoàng Cầm một mặt sử dụng 1 trung đoàn của sư đoàn 341 và trung đoàn pháo binh 55 dùng hỏa lực chế áp các cứ điểm phòng thủ của QLVNCH, mặt khác điều 2 trung đoàn 266 và 270 phối hợp với sư đoàn 6 vòng qua cụm chốt đánh chiếm sân bay Biên Hoà, Sở chỉ huy Quân đoàn III - QLVNCH, Sở chỉ huy sư đoàn 3 không quân, trận địa pháo Hốc Bà Thức và tổng kho Long Bình[60]. 4 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) đã có mặt tại cầu cầu Ghềnh. Do cầu yếu (trọng tải 12 tấn/lượt xe), toàn bộ xe tăng của Quân đoàn 4 phải di chuyển qua cầu Xa lộ để vào Sài Gòn. Tại ngã ba Tam Hiệp, tướng Lê Minh Đảo cố gắng lập một cụm chốt phòng ngự nhưng cũng bị đánh tan lúc 11 giờ trưa ngày 30 tháng 4. 12 giờ 30 phút, các đơn vị phái đi trước của trung đoàn 141, sư đoàn 7, Quân đoàn 4 hội quân với trung đoàn 66, sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tại Dinh Độc Lập đúng lúc Tổng thống Dương Văn Minh đã đọc xong lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện trên Đài phát thanh Sài Gòn.[57]
[sửa] Tại hướng Tây Nam
Đêm 29 tháng 4, Sư đoàn 9 đảm nhận mũi tấn công chủ yếu của đoàn 232 cùng với hai tiểu đoàn xe tăng sau khi vượt qua các chướng ngại đồng lầy, sông nước tại Long An đã sử dụng trung đoàn 1 đánh chiếm cầu Bà Lác, ngã năm Vĩnh Lộc, theo đường Lê Văn Duyệt tấn công Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô; trung đoàn 2 được tăng cường 7 xe tăng T-54, 16 xe bọc thép BTR-60, 2 xe M-113 hình thành mũi tấn công thứ hai vào Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô qua ngả An Ninh, Mỹ Hạnh. Trung đoàn 3 của sư đoàn này có 3 xe tăng T-54, 6 xe BTR60 đã tiêu diệt sở chỉ huy liên đoàn 8 và tiểu đoàn quân 88 trên tuyến vành đai Đại Hàn; tiếp đó đánh tan tiểu đoàn bảo an 327 ở nam Vĩnh Lộc, diệt chi khu Bà Hom, đánh chiếm trường đua Phú Thọ. Mặc dù bị hai phi đội A-37 của sư đoàn 4 - Không lực VNCH từ Cần Thơ lên đánh bom trúng đội hình đi đầu nhưng các đơn vị này vẫn vây chặt được Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Không còn đường thoát, lúc 10 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4, tướng Lâm Văn Phát, tư lệnh Biệt khu Thủ đô đã dẫn các thuộc cấp ra đầu hàng và kêu gọi sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền hạ vũ khí, chấm dứt kháng cự.[61]
Trong khi đó trung đoàn 24 cùng đặc công diệt đồn Bình Hưng Đông, chiếm giữ cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y, bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia. Trung đoàn 88 diệt chi khu Bà Hom, tiến công đồn Ông Thìn, ngã ba An Phú, khu Nhà Bè. Trung đoàn 16 đánh chiếm ga An Lộc, cầu Bình Điện. Sư đoàn 5 tấn công tiêu diệt và bức hàng toàn bộ sư đoàn 22 và các liên đoàn biệt động quân của QLVNCH, cùng lực lượng địa phương đánh chiếm thị xã Tân An, chi khu Thủ Thừa. Các đơn vị đặc công chiếm các quận Tân Bình, Bình Chánh và khu Rừng Sát.
[sửa] Tại hướng Đông Nam


Các xe tăng số 390 (trái) và số 843 (phải) của QĐNDVN tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975
.
Đây là hướng tấn công chủ yếu của Quân đoàn 2 và đồng thời cũng là hướng phản kích quyết liệt nhất của QLVNCH để mở đường máu thoát ra biển qua sông Lòng Tàu và căn cứ hải quân Cát Lái. Vì vậy cuộc chiến ở khu vực này cũng diễn ra ác liệt không kém các cuộc chiến tại hướng Đông, Bắc và Tây Bắc Sài Gòn[62]. Sáng 28 tháng 4, những đơn vị còn lại của hai lữ đoàn thủy quân lục chiến và chiến đoàn 322 QLVNCH mới được điều từ lực lượng dự bị ra đã dùng hơn 20 tàu đổ bộ của hải quân bất ngờ mở cuộc phản kích vào lữ đoàn pháo binh 164 và Sở chỉ huy sư đoàn 325. Trung đoàn pháo binh 84 (thuộc sư đoàn 325) và trung đoàn cao xạ 824 (sư đoàn phòng không 673) đã lập tức dùng hoả lực pháo bắn thẳng phá vỡ đội hình phản kích của QLVNCH, bắn chìm 7 tàu của QLVNCH. Đến 15 giờ chiều 28 tháng 4, trung đoàn 101 (sư 325) đã tiếp cận chiến trường, giành lại trận địa, đẩy các lực lượng phản kích của QLVNCH lùi về Cát Lái. Sáng 29 tháng 4, Sư đoàn 304 QĐNDVN tổ chức hai mũi đột kích vu hồi gồm trung đoàn 24, trung đoàn 9 và một đại đội xe tăng của Lữ đoàn 203. Đến 10 giờ cùng ngày, các đơn vị này đã dập tắt các ổ đề kháng của QLVNCH, làm chủ tình hình ở khu vực Nước Trong và ngã ba đường 15[63]. Trưa 29 tháng 4, các tướng Hoàng Cầm (tư lệnh Quân đoàn 4) và Nguyễn Hữu An (tư lệnh Quân đoàn 2) đều nhận được mật lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh: "Tấn công vào nội đô Sài Gòn từ 16 giờ cùng ngày"; sớm hơn sự kiến 12 giờ. 14 giờ chiều 29 tháng 4, Quân đoàn 2 đã đánh chiếm các mục tiêu còn lại tại Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái, khu kho hậu cần Thành Tuy Hạ, vượt sông Đồng Nai đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái.[61]
Tối 29 tháng 4, lực lượng đột kích sâu của Quân đoàn 2 đã sẵn sàng tiến quân từ Long Nha. Cụm quân này gồm có lữ đoàn 203 tăng - thiết giáp đi đầu và giữa đội hình, trung đoàn 66 bộ binh cơ giới (có hơn 50 xe ô tô chở quân), một đại đội bộ binh cơ giới của trung đoàn 18 sử dụng xe thiết giáp V-100, tiểu đoàn 7 cao xạ (trung đoàn 284), một đại đội tên lửa phòng không Strela-2 (Sam-7), tiểu đoàn 4 pháo binh (Lữ đoàn 164), hai đại đội pháo 85 mm (trung đoàn 68, sư đoàn 304), một tiểu đoàn công binh và hai đại đội cầu phà (Lữ đoàn công binh 219). Lực lượng đột kích sâu được lệnh bỏ qua các ổ đề kháng lẻ của QLVNCH, để lại cho trung đoàn 18 (sư đoàn 325) hành quân theo sau giải quyết. Mục tiêu cuối cùng là tiến thẳng đến Dinh Độc Lập.[64]
Sáng 30 tháng 4, cụm đột kích sâu nhanh chóng dập tắt các ổ đề kháng của QLVNCH tại cầu Xa Lộ, Căn cứ Rạch Chiếc, căn cứ Nguyễn Huệ, Học viện Cảnh sát, cầu Sài Gòn. Pháo binh QLVNCH trụ lại tại căn cứ Thủ Đức dùng hỏa lực súng cối và súng chống tăng M-72 chặn đánh và chia cắt đội hình tiểu đoàn xe tăng 5 (lữ đoàn 203). Một phân đội của lữ đoàn 203 liền kéo vào tiêu diệt nhóm pháo binh này. Tại đây xe tăng 707 của lữ đoàn đã phải chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và người cuối cùng[65]. Đến 9 giờ sáng 30 tháng 9, sau khi dồn bộ phận còn lại của đối phương vào trong căn cứ Thủ Đức, tiểu đoàn 5 để lại cụm quân này cho trung đoàn 18 (sư đoàn 325) xử lý và đuổi theo các đơn vị đi đầu lúc này đã đến cầu Sài Gòn. Sau khi đánh tan sức kháng cự của 8 xe tăng có sự phối hợp của 6 tàu chiến hải quân QLVNCH đậu tại Tân Cảng, cụm đột kích sâu nhanh chóng vượt qua cầu Sài Gòn tiến vào đường Hồng Thập Tự[66], nhưng cũng mất 4 xe tăng và tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ của lữ đoàn xe tăng 203 hi sinh[67]
Sau khi tiêu diệt cụm chốt cuối cùng của QLVNCH tại cầu Thị Nghè gồm 4 xe tăng và 6 lô cốt chỉ trong vòng 15 phút, tiểu đoàn xe tăng 1 (lữ đoàn 203) đã tiếp cận cổng Dinh Độc Lập qua ngả Thảo Cầm Viên. Xe tăng 843 lao vào húc cánh cổng phụ bên trái của dinh nhưng bị kẹt lại. Còn xe tăng 390 húc đổ cánh cổng chính và tiến vào sân Dinh Độc Lập. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình đem vào treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút.[68]
Ít phút sau, đại úy Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó trung đoàn 66 và hai đại đội bộ binh đã có mặt tại Dinh Độc Lập. Toàn bộ nội các của chính quyền VNCH có mặt tại dinh lúc đó gồm: Tổng thống Dương Văn Minh, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, Phó thủ tướng Bùi Tường Huân, Tổng trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hảo, Tổng trưởng thông tin Lý Quý Chung, Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ Nguyễn Văn Diệp, Tổng trưởng Tài chính Lê Quang Trường, Thứ trưởng thông tin Nguyễn Văn Ba, Thứ trưởng quốc phòng Bùi Thế Dũng, Phụ tá tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh, Chánh văn phòng Phủ thủ tướng Vũ Trang Chiêm[68]. Tại đây, ông Dương Văn Minh nói: "Chúng tôi chờ cách mạng đến để bàn giao chính quyền". Ông Phạm Xuân Thệ tuyên bố: "Các ông chẳng còn gì để bàn giao, các ông phải đầu hàng vô điều kiện". 11 giờ 45 phút 30 tháng 4 1975, ông Phạm Xuân Thệ và các sĩ quan dưới quyền đã đưa ông Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.[69] [70]
[sửa] Các diễn biến chính trị, ngoại giao


Đại úy Phạm Xuân Thệ đưa các ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng
Cho đến ngày 21 tháng 4, khi các tuyến phòng thủ Phan Rang và Xuân Lộc lần lượt sụp đổ, Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức và bay sang Đài Loan, nhường lại ghế Tổng thống VNCH cho Trần Văn Hương, người Pháp vãn tin rằng họ có thể dàn xếp được một giải pháp chính trị. Tại Paris, ông Jean Sauvagnargues, Bộ trưởng ngoại giao Cộng hòa Pháp đã nhiều lần triệu kiến đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Ba và Trưởng đoàn đại diện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Nan Việt Nam Võ Văn Sung đến trụ sở Bộ Ngoại giao để tham vấn và liên tiếp đưa ra các đề nghị về một giải pháp chính trị.[71]. Tại Sài Gòn, ngay khi bắt đầu chiến dịch di tản người Mỹ khỏi miền Nam, đại sứ Hoa Kỳ Martin cũng tìm gặp trao đổi với đại sứ Pháp Jean Marie Merillon về khả năng mở ra một giải pháp chính trị. Ngày 21 tháng 4, hai ông này đã gặp Nguyễn Văn Thiệu để bàn về việc đưa Dương Văn Minh lên ghế tổng thống nhưng Nguyễn Văn Thiệu lại yêu cầu "làm đúng Hiến pháp". Điều đó có nghĩa là Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ lên thay. Và cả hai vị đại sứ Hoa Kỳ và Pháp chấp nhận một giải pháp trung gian với chức vụ thủ tướng được trao cho Dương Văn Minh. Mặc dù không thể lật ngược dược tình huống nhưng việc chậm trễ khi đưa ông Dương Văn Minh lên ghế tổng thống đã không cho các quan chức CIA ở Sài Gòn thêm bất cứ một cơ hội nào để thực hiện một giải pháp thương lượng.[72]
Trong lúc vội vã tìm kiếm sự ủng hộ của "lực lượng thứ ba" để làm một giải pháp thương lượng, ngày 28 tháng 4, ông Dương Văn Minh đã bổ nhiệm ông Triệu Quốc Mạnh là người được phía Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cài vào "lực lượng thứ ba" vào chức vụ Giám đốc Cảnh sát Đô thành. Lấy cớ thực hiện ý định của tổng thống, ông Mạnh đã giải tán các phòng cảnh sát đặc biệt, các bộ chỉ huy cảnh sát các quận và các tổ chức cảnh sát ở cơ sở. Ông còn lệnh cho các đồng cảnh sát không được nổ súng và cho phép các sỹ quan cảnh sát được về nhà để lo cho gia đình. Những hoạt động của ông Triệu Quốc Mạnh đã vô hiệu hóa gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát tại Sài Gòn từ ngày 29 tháng 4.[73]


Lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh và lời chấp nhận đầu hàng của đại điện QĐNDVN
19 giờ ngày 28 tháng 4, ngay sau khi tân tổng thống Dương Văn Minh vừa thu âm xong bản tuyên bố của mình với yêu cầu cả hai bên ngưng bắn, thương lượng để bàn giao chính quyền thì ông Vanussème, tùy viên quân sự và an ninh của Đại sứ quán Pháp tại Sài Gòn xuất hiện. Ông này yêu cầu ngưng phát cuộn băng và đưa ra một đề nghị khiến ông Dương Văn Minh cũng phải kinh ngạc vì sợ mình nghe nhầm. Đề nghị đó là: chính quyền mới do ông Dương Văn Minh đứng đầu hãy ra tuyên bố chống Liên Xô và kêu gọi Bắc Kinh can thiệp, ngăn chặn cộng sản Việt Nam tiến vào Sài Gòn. Ông ta nói có những nguồn tin ở Washington, Paris và Bắc Kinh cho biết Trung Quốc không ủng hộ một thắng lợi hoàn toàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Vanusseme còn nói cứng: "Trung Quốc sẽ vào và các ông sẽ đứng vững". Tuy nhiên, do không biết thực hư ra sao nên ông Dương Văn Minh đã lấy cớ không còn thời gian và Sài Gòn không có liên lạc trực tiếp với Bắc Kinh để từ chối đề nghị của Vanussème. Sau khi Vanussème đi khỏi, Dương Văn Minh tâm sự với mấy người thân hữu: "Mình đã bỏ Pháp đi theo Mỹ, bây giờ nó lại xui mình đi theo Tàu. Thật là chán quá".[74]
Vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 28 tháng 4, ông ra lệnh cho phát cuộn băng đã ghi âm với lời kêu gọi "những người anh em ở phía bên kia ngừng bắn để thu xếp một giải pháp bàn giao chính quyền" nhưng Đài phát thanh Hà Nội cũng như những đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở Paris vẫn chỉ có một yêu cầu là phía Việt Nam Cộng hòa phải đầu hàng không điều kiện.[75] Sau này, khi trả lời phỏng vấn của một số nhà báo tại Sài Gòn về quyết định đầu hàng ngày 30 tháng 4 của mình, ông Dương Văn Minh cho rằng: Sài Gòn và xã hội miền Nam đã mục ruỗng, nhất là càng về cuối thì tình hình càng trở nên hỗn loạn, không sao kiểm soát được... Trước sức mạnh vũ bão của Quân giải phóng, Quân lực Việt Nam Cộng hòa không còn đủ sức chống cự, chỉ có quyết định đầu hàng không điều kiện là điều hợp thời duy nhất mà thôi.[76]
Xem thêm: Sự kiện 30 tháng 4, 1975
[sửa] Các diễn biến tại đồng bằng sông Cửu Long
[sửa] Kế hoạch mật khu của Quân đoàn IV - QLVNCH phá sản
Trong các diễn biến của Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Quân đoàn IV - QLVNCH tại đồng bằng Sông Cửu Long là đơn vị ít chịu thiệt hại nhất. Ngay sau các cuộc thất thủ tại Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, theo lệnh của Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân đoàn đã hoàn chỉnh kế hoạch lập "mật khu" để giữ đồng bằng sông Cửu Long làm căn cứ tiếp tục chống cự nếu Sài Gòn thất thủ. Tướng Nam hy vọng với ba sư đoàn bộ binh 7, 9, 21 còn tương đối nguyên vẹn trong tay, gần nửa triệu địa phương quân và phòng vệ dân sự, cộng với các lực lượng còn sống sót rút từ các quân khu đã thất thủ về, ông ta có thể lập được vành đai Alpha xung quanh thành phố Cần Thơ, trung tâm chỉ huy của Quân đoàn. Trong trường hợp không giữ được Cần Thơ, tướng Nam còn có phương án dựa vào tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia với dãy núi Thất Sơn và các vùng có đông tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, có hàng trăm hang động hiểm trở để cầm cự lâu dài và chờ thời cơ phản công. Trong tháng 4 năm 1975, một số công trình kiên cố dự định sử dụng cho Bộ tổng tham mưu QLVNCH rút về đây đã được xây dựng.[77] Các tướng Lê Minh Đảo và Lê Văn Hưng cũng đặt nhiều hy vọng vào kế hoạch này khi từ chối lời mời của tướng Nguyễn Hữu Hạnh đề nghị các ông này quay về Sài Gòn hợp tác với tướng Dương Văn Minh.[78]
Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thể thực hiện được do một số tướng tá cấp dưới đã bỏ chạy, bộ máy chỉ huy của Quân đoàn IV đã rối loạn đến mức không thể điều khiển được các đơn vị dưới quyền trong khi các lực lượng cách mạng đang ở thế áp đảo. Đến 10 giờ ngày 30 tháng 4, (trước lúc khởi sự 4 giờ), viên chuẩn tướng tham mưu trưởng quân đoàn và viên đại tá phụ trách an ninh chịu trách nhiệm giao nhiệm vụ cho các cấp đã bỏ trốn cùng vợ con qua ngả sông Hậu ra biển. Cùng đi còn có viên thiếu tá chánh văn phòng tiểu khu Phong Dinh. 18 giờ chiều 30 tháng 4, một số thân hào, nhân sĩ Cần Thơ đã có mặt tại cổng tư dinh của tướng Lê Văn Hưng tại Cần Thơ yêu cầu ông ta hãy vì dân chúng mà đừng ra lệnh phản công vì sợ rằng nếu QLVNCH phản công, Cần Thơ sẽ bị pháo binh đối phương bắn nát như An Lộc năm 1972. 18 giờ 45 phút chiều 30 tháng 4, tướng Nam điện cho tướng Hưng thông báo việc ông ta đã cho phát cuộc băng lời kêu gọi của mình trên đài phát thanh Cần Thơ. Nhưng việc này đã không được thực hiện do Đài phát thanh đã bị một đơn vị biệt động QGPMNVN do thiếu tá Hoàng Văn Thạch chỉ huy đánh chiếm trước đó một giờ. Thay vào đó, cuốn băng ghi lại lời kêu gọi đầu hàng của tướng Dương Văn Minh hồi 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4 được phát lên sóng của đài Cần Thơ. Chiều tối 30 tháng 4, tướng Lê Văn Hưng tự sát tại tư dinh. Nửa đêm 30 tháng 4, tướng Nguyễn Khoa Nam ra lệnh dỡ bỏ các bản đồ, kế hoạch, mật hiệu hành quân dưới tầng hầm của Sở chỉ huy Quân đoàn IV -QLVNCH và tự sát ngay trong phòng làm việc rạng sáng này 1 tháng 5 năm 1975. Kế hoạch "mật khu" của Quân đoàn IV phá sản.[79]
Từ 26 tháng 4 đến 2 tháng 5, các đơn vị QĐNDVN tại Quân khu 8 đã tổ chức nhiều mũi tấn công vào các đơn vị QLVNCH tại đồng bằng sông Cửu Long, phối hợp với sự nổi dậy của dân chúng trong vùng. Ngày 27 tháng 4, sư đoàn 7 QLVNCH bị sư đoàn 8 QĐNDVN bao vây tại căn cứ Đồng Tâm, chịu để mất thành phố Mỹ Tho cách đó khoảng vài dặm. Trong các ngày 29 và 30 tháng 4, các tiểu khu Định Tường, Kiến Tường, Sa Đéc lần lượt bị đánh chiếm bởi quân dịa phương và dân quân du kích của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Thậm chí QLVNCH và chính quyền địa phương của họ tại tỉnh Gò Công đã hạ vũ khí đầu hàng trước cuộc biểu tình của dân chúng chỉ có một đội tự vệ võ trang hỗ trợ.[80]
Tại Khu 9, tình hình cũng diễn biến rất nhanh chóng. Ngày 30 tháng 4, tại Bến Tre, ba tiểu đoàn bảo an 401, 418 và 593 QLVNCH bị các tiểu đoàn địa phương 263 và 596 của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đánh thiệt hại nặng trong một cuộc phản kích định chiếm lại chi khu Lương Qưới. Đến ngày 1 tháng 5, chính quyền toàn tỉnh Bến Tre (Kiến Hoà) rơi vào tay các lực lượng cách mạng. Đêm 29 tháng 4, sư đoàn 4 (chủ lực khu 9) đã bao vây và đánh chiếm sân bay Trà Nóc. Sư đoàn 4 không quân và tiểu đoàn bảo vệ sân bay không kháng cự và đầu hàng tại chỗ. Đến chiều tối ngày 30 tháng 4, hầu hết các cứ điểm quan trọng còn lại của QLVNCH trong vành đai Alpha như căn cứ Bình Thuỷ, sân bay Lộ Tẻ, nha cảnh sát, Bộ tư lệnh Vùng chiến thuật IV, đài phát thanh, dinh tỉnh trưởng Phong Dinh bị QĐNDVN đánh chiếm. Sáng 30 tháng 4, tại Vĩnh Long, trung đoàn 18 (sư đoàn 21, QLVNCH) đầu hàng và tan rã tại chỗ. Viên đại tá tỉnh trưởng ra hàng sáng ngày 1 tháng 5. Tại Trà Vinh, 11 giờ ngày 30 tháng 4, viên tỉnh trưởng và hơn 100 binh lính còn lại cũng hạ vũ khí đầu hàng. 11 giờ ngày 1 tháng 5, toàn bộ QLVNCH tại Long Xuyên hạ vũ khí trước sức ép của trung đoàn 101 (sư đoàn 4 - chủ lực khu 9) có một tiểu đoàn thiết giáp M113 tăng cường. Tại Sóc Trăng, ngày 30 tháng 4, bốn tiểu đoàn Phú Lợi 1, 2, 3, 4 của tỉnh đội Sóc Trăng lần lượt đánh chiếm trại Lý Thường Liệt, sân bay Vọng Hoàn, chi khu Khánh Hưng, khu Hoàng Diệu, Ty cảnh sát. Lúc 14 giờ cùng ngày, hơn 100 binh sĩ QLVNCH tại dinh tỉnh trưởng kéo cờ trắng ra hàng. Tại Bạc Liêu, sáng 30 tháng 4, viên tỉnh trưởng và bộ máy chính quyền VNCH tại đây đã chấp nhận đầu hàng trước cuộc biểu tình của gần một vạn người dân trước tòa thị chính Bạc Liêu. 22 giờ đêm 30 tháng 4, bốn tiểu đoàn chủ lực khu 9 (QĐNDVN) đã đánh chiếm toàn bộ tỉnh Rạch Giá. 10 giờ 30 phút sáng ngày 1 tháng 5, các lực lượng vũ trang cách mạng địa phương đã làm chủ thị xã và toàn tỉnh Cà Mau.[81]
[sửa] Đánh đuổi quân Khmer đỏ trên vùng giáp biên giới
Tuy không nằm trong kế hoạch chiến dịch Hồ Chí Minh nhưng các hoạt động đánh đuổi quân Khmer đỏ ra khỏi các vùng đất liền Việt Nam ở Tây Nam Bộ bị họ lấn chiếm cũng là một trong các hoạt động quân sự để chiến dịch này có được kết quả hoàn chỉnh, bảo vệ vững chắc lãnh thổ vừa mới được thống nhất của Việt Nam.
Ngay sau khi QLVNCH tại đồng bằng sông Cửu Long tan rã và đầu hàng QĐNDVN, từ ngày 3 đến ngày 12 tháng 5 năm 1975, chính quyền Khmer đỏ đã lợi dụng "khoảng trống về quyền lực" tại các địa phương trên khu vực biên giới giữa các tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc của Việt Nam với các tỉnh Takeo và Campot của Campuchia, sử dụng quân chính quy mở các cuộc tấn công lấn chiếm nhiều địa điểm của Việt Nam. Đặc biệt là khu vực Ba Chúc (huyện Tri Tôn), Phú Cường, Phú Hiệp (huyện Tịnh Biên), thị xã Châu Đốc, huyện lỵ An Phú; quân Khmer đỏ đã sát hại trên 500 thường dân Việt Nam, kể cả một số cựu quân nhân QLVNCH đã buông súng, rời bỏ quân ngũ; bắn vào những thường dân Việt Nam từ Campuchia chạy trốn khỏi chế độ Khmer đỏ về Việt Nam. Tại Tây Ninh, quân Khmer đỏ cũng tấn công lấn chiếm nhiều địa điểm tại Xa Mát, Ta Nốt, Lò Gò (huyện Tân Biên), Phước Thạnh, Phước Tân, (huyện Châu Thành), Cây Me, Mộc Bài (huyện Bến Cầu) sát hại hàng trăm thường dân Việt Nam.[82][83]
Song song với các chiến dịch chiếm lại các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Polovai, quần đảo Nam Du trên Vịnh Thái Lan. Bộ tư lệnh Quân khu 9 đã sử dụng sư đoàn 4 bộ binh được tăng cường trung đoàn hải quân đánh bộ 101 từ Bộ tư lệnh hải quân mở cuộc phản công đẩy lùi quân Khmer đỏ. Ngày 7 tháng 5, giải phóng Châu Đốc. Đến đầu tháng 6, các đơn vị này đã giải phóng toàn bộ khu vực biên giới thuộc tỉnh An Giang bị quân Khmer đỏ lấn chiếm; loại khỏi vòng chiến đấu một tiểu đoàn quân chính quy Khmer đỏ, thu giữ một khẩu pháo 105 mm, hai khẩu cối 82 và 60 mm

phanthanh

Tổng số bài gửi : 33
Points : 40
Join date : 07/01/2012

Về Đầu Trang Go down

BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011) Empty Re: BÀI KIỂM TRA LỚP K5A (12/1/2011)

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết